Thế giới

ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững

ClockChủ Nhật, 05/02/2023 07:50
Hội nghị vui mừng ghi nhận các nước ASEAN+3 đã tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch tăng cao so với năm 2021, khẳng định ngành du lịch sẽ tiếp tục phục hồi.

Việt Nam có một trong những ngôi làng du lịch tốt nhất thế giớiDu lịch châu Á-Thái Bình Dương: Điều chỉnh để thích ứng với tương lai hậu đại dịch

Du khách quốc tế xuống tàu tại cảng SP-PSA ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN

Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023, ngày 4/2, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt dẫn đầu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 22 tại thành phố Yogyakarta của Indonesia. 

Diễn ra sau cuộc họp Các Tổ chức Du lịch Quốc gia ASEAN+3 lần thứ 42, hội nghị do Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia Sandiaga Salahuddin Uno và Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Ishii Hiroo đồng chủ trì, với tư cách là đồng Chủ tịch. 

Tại hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo về các kết quả liên quan đến du lịch đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 25 và Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 25 diễn ra vào ngày 11-12/11/2022 tại Campuchia, cũng như tình hình triển khai hợp tác du lịch ASEAN+3 từ sau Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 lần thứ 20.

Hội nghị vui mừng ghi nhận rằng các nước ASEAN+3 đã tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch tăng cao so với năm 2021; khẳng định rằng ngành du lịch sẽ tiếp tục phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 trong 2-3 năm tới trong bối cảnh các quốc gia tiếp tục triển khai các chương trình tiêm chủng và ưu tiên vấn đề vệ sinh, an toàn cho du khách.

Hội nghị đánh giá cao việc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ tăng cường phát triển năng lực và xây dựng năng lực cho các chuyên gia du lịch, đồng thời cảm ơn các nước này đã tạo điều kiện cho các nước ASEAN giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch tại các sự kiện và triển lãm trong suốt năm 2022.

Hội nghị cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Trung tâm ASEAN-Trung Quốc (ACC), Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) và Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc (AKC) trong việc tăng cường giao lưu nhân dân và nâng cao hiểu biết văn hóa thông qua các hoạt động và dự án du lịch khác nhau, cũng như đóng góp vào việc thực hiện Kế hoạch Công tác ASEAN+3 giai đoạn 2021-2025./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top