Thế giới

ASEAN 36 sẽ bàn về Biển Đông và COC, không lẩn tránh vấn đề quốc tế

ClockThứ Tư, 24/06/2020 09:39
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng ngày 23-6 cho biết tại hội nghị ASEAN 36 sắp tới, ASEAN và Trung Quốc dự kiến bàn việc sớm nối lại các thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Sẵn sàng các phương án tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36Hội nghị tham vấn chung ASEAN: Ủng hộ các sáng kiến của Việt NamMỹ gửi thư lên LHQ phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (trái) tại cuộc họp báo về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 Ảnh: TTXVN

ASEAN 36 sẽ là hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên trong Năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, theo lịch sẽ diễn ra ngày 26-6 bằng hình thức trực tuyến.

Không né tránh vấn đề Biển Đông

Bên cạnh các vấn đề thời sự như ứng phó và phục hồi hậu COVID-19, tăng quyền cho phụ nữ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, lãnh đạo các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ dành thời gian thảo luận về quan hệ đối ngoại và trao đổi trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Chiều 23-6, phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế trước thềm ASEAN 36, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định ASEAN và Trung Quốc kỳ vọng sẽ bàn việc sớm nối lại các thảo luận về COC.

"Từ đầu năm đến nay chưa có cuộc họp báo nào về COC. Lần gần nhất là tháng 10-2019 tại Đà Lạt. Tại thời điểm đó, các nước đã chuẩn bị đi vào vòng đàm phán thứ hai những văn bản dự thảo," ông Dũng nói.

Tương tự, tại Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc, dự kiến tổ chức vào ngày 1-7 tới đây, quan chức ASEAN và Trung Quốc cũng sẽ dành thời gian bàn bạc nhiều cơ chế hợp tác, bao gồm việc tính tới tái khởi động đàm phán COC.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, những diễn biến gần đây trên Biển Đông cũng sẽ là một phần trong thảo luận của các lãnh đạo ASEAN cùng đối tác lớn trong khuôn khổ ASEAN 36.

Bên cạnh các chủ đề chính, trọng tâm vào ứng phó với đại dịch COVID-19, các cuộc họp sẽ đều có trao đổi các vấn đề quốc tế mà theo ông Dũng là "sẽ không ai lẩn tránh".

"Tất cả những gì diễn ra trong thực tế sẽ đều được đặt ra trên bàn hội nghị", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Tại họp báo, ông Dũng cũng cho rằng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngày càng căng thẳng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực và gây ra những "tình huống khó xử" cho cả thế giới, không chỉ ASEAN.

Sự chia rẽ của các nước lớn đặt các nước còn lại vào thế phải chọn bên, "tuy nhiên, ASEAN và các nước thành viên đã xác định là sẽ không chọn bên nào mà ưu tiên lợi ích của cả khối".

Gắn kết là xu thế tất yếu

Đại dịch COVID-19 là thử thách đầu tiên đối với tinh thần mà Việt Nam đặt ra cho Năm chủ tịch ASEAN 2020 với chủ dề "Gắn kết và chủ động thích ứng".

"Tại thời điểm mà chúng tôi nghĩ ra chủ đề này, COVID-19 vẫn chưa xuất hiện. Chúng tôi nhận thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, điều ASEAN cần nhất là sự đoàn kết và gắn bó với nhau. Sự gắn kết là tất yếu cho thành công của ASEAN. Ngoài ra, các nước trong khối cũng đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. 

Tất cả những điều này đặt ra những thách thức to lớn cho các nước ASEAN. Do vậy, sự chủ động thích ứng với tình hình đang thay đổi là hết sức cần thiết", ông Dũng nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Việt Nam cũng không nghĩ rằng vừa quyết định chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" xong thì dịch lan ra toàn thế giới.

Chính vì vậy, thử thách đầu tiên là COVID-19 đã cho thấy một điều rằng chủ đề Việt Nam đặt ra rất đúng đắn.

"Trong 6 tháng qua, chính sự hợp tác của ASEAN theo tinh thần thích ứng và chủ động gắn kết đã giúp cho ASEAN vững vàng và có thể nói là một trong những hình mẫu của thể giới về ứng phó với COVID-19," ông Dũng nói thêm.

Thời gian qua, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã tích cực thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa chống dịch vừa tiếp nối các nỗ lực xây dựng cộng đồng và tập trung triển khai các sáng kiến đề ra trong năm 2020.

Hội nghị Cấp cao ASEAN đặc biệt về COVID-19 diễn ra vào ngày 14-4 vừa qua đã đề ra các biện pháp cụ thể như là thành lập quỹ COVID-19, kho dự trữ y tế, xây dựng quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh để tiến tới xây dựng kế hoạch phục hồi, ông Dũng cho biết.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Return to top