Thế giới

ASEAN, Australia cùng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

ClockThứ Sáu, 14/01/2022 19:34
TTH.VN - Chỉ vài ngày trước khi năm 2021 kết thúc, các nhân viên của Australia và Campuchia đã làm việc cùng nhau tại Sân bay Quốc tế Phnom Penh để nhận một lô hàng vaccine quý giá.

Ấn định thời gian tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEANCampuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEANCampuchia cam kết thúc đẩy tinh thần ASEAN như một gia đình đoàn kếtAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam ÁRCEP - tình hình và tương lai của hiệp định

ASEAN và Australia cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn trong tương lai. Ảnh minh họa: Nhân dân

Đây là lô hàng vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Australia đã cung cấp tổng cộng 2,35 triệu liều vaccine, đánh dấu chuyến hàng lớn đầu tiên của loại vaccine được đánh giá cao này đến Campuchia. Trong đó, vaccine sẽ được sử dụng để tiêm nhắc lại, giúp bảo vệ người dân chống lại biến thể Omicron siêu lây nhiễm và các biến thể khác trong tương lai.

Việc giao vaccine được xây dựng trên mối quan hệ hợp tác sâu rộng giữa Australia và Campuchia về tiêm chủng, bao gồm thỏa thuận hỗ trợ giao vaccine trị giá 7 triệu AUD (do UNICEF quản lý) về các chiến dịch giáo dục nhằm chống lại tình trạng lưỡng lự tiêm vaccine, hỗ trợ bảo quản dây chuyền lạnh và đào tạo nhân viên y tế.

Mở rộng hợp tác trong thời kỳ đại dịch

Trong những tuần gần đây, Australia cũng đã thực hiện việc giao vaccine tương tự cho các quốc gia thành viên ASEAN khác. Hiện, số lượng vaccine mà Australia đã phân phối cho các nước thành viên ASEAN chạm mốc hơn 15 triệu liều.

Đây là một phần trong cam kết của Australia nhằm cung cấp 60 triệu liều cho các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương  vào cuối năm. Động thái được thực hiện, bởi chính phủ Australia nhận ra rằng sự phục hồi của đất nước đi liền với sự phục hồi của các nước láng giềng Đông Nam Á. Không ai được an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn.

Cung cấp vaccine chỉ là một trong số những hoạt động hỗ trợ mở rộng của Australia đối với ASEAN và các nước thành viên. Điều này đã được chứng minh dựa trên hành động của Australia đối với cả 3 trụ cột của ASEAN bao gồm chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội và kinh tế.

Thảo luận cùng Campuchia với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN

Khi Campuchia đảm nhận chức vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2022, quan hệ ASEAN - Australia đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

Australia trở thành Đối tác Đối thoại đầu tiên của ASEAN vào năm 1974 và quan hệ hai bên đã đi vào chiều sâu và phát triển kể từ đó. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ASEAN và Australia đã bước sang một chương mới vào tháng 10/2021, với quyết định lịch sử là thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, hay gọi là CSP.

Giới chức Australia nhận định, Australia vinh dự có cơ hội được trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện của ASEAN. Điều này đã phản ánh sức mạnh của mối quan hệ láng giềng của cả hai bên.

Hướng đến quan hệ Đối tác Chiến lược

Đối với Australia, CSP là sự khẳng định về mức độ ủng hộ của đất nước đối với ASEAN và vai trò trung tâm của khối ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nó cung cấp một khuôn khổ để hợp tác sâu sắc hơn và mối quan hệ này cũng sẽ định vị quan hệ đối tác của ASEAN và Australia trong tương lai.

Sắp tới, lãnh đạo Australia sẽ đặc biệt thảo luận về cách thức thực hiện gói 154 triệu AUD mới để thúc đẩy hợp tác với ASEAN.

Được biết, gói hỗ trợ này đã được Thủ tướng Australia Scott Morrison công bố trong Hội nghị Cấp cao thường niên ASEAN – Australia đầu tiên vào tháng 10, trong đó bao gồm 3 phần chính.

Thứ nhất, Sáng kiến Australia vì Tương lai ASEAN trị giá 124 triệu AUD, sẽ tài trợ cho các dự án do ASEAN và Australia cùng xác định theo CSP, bao gồm phục hồi từ đại dịch COVID-19, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, chuyển đổi sang công nghệ phát thải thấp hơn, nền kinh tế tuần hoàn và đại dương lành mạnh.

Thứ hai, cung cấp 100 suất học bổng Australia dành cho ASEAN, sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo mới nổi của ASEAN có cơ hội đến Australia học tập trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thứ ba, Sáng kiến Kỹ năng Tương lai và Chuyển đổi Kỹ thuật số của Australia ở ASEAN và đối thoại chính sách về các kỹ năng mới sẽ hỗ trợ cung cấp 350 học bổng về giáo dục và đào tạo nghề, quan hệ đối tác hỗ trợ kỹ thuật giữa các cơ sở đào tạo của Australia và ASEAN, cũng như thiết lập đối thoại chính sách về các kỹ năng mới.

Australia – một đối tác lâu dài của ASEAN

Gói hỗ trợ này thể hiện sự gia tăng lớn nhất từ trước đến nay trong chương trình hợp tác phát triển của Australia với ASEAN.

Nó được xây dựng dựa trên lịch sử hỗ trợ lâu dài của chính phủ Australia đối với ASEAN và sự hợp tác sâu rộng giữa hai bên.

Thông qua Sáng kiến Phát triển Thương mại Khu vực trị giá 46 triệu AUD, Australia cũng sẽ hỗ trợ cho Campuchia và các quốc gia ASEAN khác để đảm bảo tối ưu hóa lợi ích từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – FTA lớn nhất thế giới, có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 đối với hầu hết các bên tham gia ký kết, bao gồm Campuchia và Australia.

Australia và ASEAN cùng nhau từng bước trên con đường

Khi nhìn về năm mới 2022, những thách thức là rất lớn.

Chính chủ đề của Campuchia trong năm Chủ tịch này là “ASEAN A.C.T - Cùng nhau giải quyết thách thức” cũng đã công nhận điều này.

Tuy nhiên, khi đối mặt với thách thức, Campuchia nói riêng và ASEAN nói chung có thể tiếp tục tin tưởng vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Australia.

Khi nhìn về Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Australia, chính phủ Australia sẽ tiếp tục mang đến một cách tiếp cận khác biệt, trong đó cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại cam kết, năng lực và độ tin cậy, đồng thời ủng hộ các ưu tiên của ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Return to top