Thế giới

ASEAN có thể giảm 11% chi phí khử carbon cho lưới điện nhờ sự hợp tác

ClockThứ Sáu, 27/10/2023 16:18
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới của Công ty tư vấn đảm bảo và quản lý rủi ro DNV, các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cắt giảm 11% chi phí để khử carbon cho lưới điện nếu cùng hợp tác và hướng tới một lưới điện khu vực.

Nhu cầu khí đốt tự nhiên của ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050Nhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính giúp ASEAN khử carbon

 Các tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời nổi ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đưa ra tầm nhìn này tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore, được tổ chức từ ngày 23 - 27/10, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực về hệ thống năng lượng châu Á - Thái Bình Dương của DNV, ông Brice Le Gallo cho rằng, cách tiếp cận “tối ưu hóa khu vực” là nơi “việc chia sẻ tài nguyên đầy đủ” diễn ra giữa các quốc gia, nhằm hướng tới một tương lai phát thải ròng bằng 0, thay vì tự thực hiện các kế hoạch.

Theo kịch bản này, các quốc gia có thể cùng cắt giảm nhu cầu về 1/3 năng lượng tái tạo và 1/10 dự trữ điện hiện được dự báo cần thiết vào năm 2050. Điều này là do năng lượng tái tạo có thể được triển khai một cách chiến lược ở những nơi có khả năng tiếp cận tốt hơn với năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện “chất lượng”, chẳng hạn như Thái Lan và Lào. Việc thực hiện mà không cần tất cả các cơ sở lắp đặt và lưu trữ này cũng sẽ làm giảm 37% lượng khí thải carbon của các quốc gia. Bên cạnh đó, các bộ kết nối sẽ có chi phí 600 tỷ USD nhưng sẽ giúp khu vực tiết kiệm 700 tỷ USD chi phí năng lượng tái tạo và lưu trữ.

Trong kịch bản mà mỗi quốc gia ASEAN bắt tay vào nỗ lực khử carbon trong lưới điện riêng lẻ, khu vực này có thể sẽ chi 7,2 nghìn tỷ USD để làm sạch lưới điện, bao gồm khoảng 4 nghìn tỷ USD cho việc lưu trữ. Ngược lại, theo nghiên cứu của DNV, chi phí sẽ chỉ lên tới 6,5 nghìn tỷ USD với kịch bản tối ưu hóa khu vực, cùng chi phí lưu trữ giảm xuống còn 2,8 nghìn tỷ USD, và chi phí năng lượng tái tạo giảm xuống còn 2,7 nghìn tỷ USD.

Nghiên cứu của DNV đã đặt ra mục tiêu định lượng các lợi ích của cách tiếp cận khu vực trong việc khử carbon ở ASEAN, với cách tiếp cận mang tính phối hợp có thể cắt giảm sự dư thừa, giải phóng lượng không gian cần thiết để triển khai năng lượng tái tạo, đồng thời tiết kiệm được một số chi phí. Ông Brice Le Gallo nói thêm, các bên mà ASEAN có thể học hỏi bao gồm châu Âu nơi được coi là một minh chứng về mạng lưới kết nối, và ngành viễn thông nơi đã đạt được sự hợp tác quốc tế.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top