Thế giới

ASEAN đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tế

ClockThứ Sáu, 27/03/2020 20:48
TTH - Trong khi dịch COVID-19 đang suy giảm ở Trung Quốc, số ca nhiễm bệnh và tử vong ở nhiều nước khác trên thế giới lại tiếp tục gia tăng đột biến. Giữa những diễn biến khó lường của dịch bệnh, một số nước ASEAN đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trang thiết bị y tế và thậm chí cả bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19.

Vấn đề chi phí xét nghiệm COVID-19 ở các nước ASEANKiểm soát đại dịch COVID-19: Một lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng ASEAN

Các bác sĩ trong đồ bảo hộ tự chế từ túi nilong, túi đựng rác tại một bệnh viện ở Philippines. Ảnh: Tes Depano

Gần đây, một video đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các y tá Malaysia đang sử dụng túi nhựa làm đồ bảo hộ cá nhân (PPE). Đoạn video đã gây ra mối lo ngại trong cộng đồng về sự an toàn của những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi phải sử dụng thiết bị tự chế để bảo vệ bản thân. Với số ca nhiễm COVID-19 cao nhất ở Đông Nam Á, bác sĩ N Ganabaskaran, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Malaysia (MMA) cho biết, các bệnh viện nước này có thể quá tải nếu dịch bệnh tiếp tục gia tăng.

Tại Philippines – quốc gia hiện có số nạn nhân tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ASEAN, tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế cũng đang diễn ra ở tất cả các bệnh viện trên toàn quốc, khiến nhiều y bác sĩ ở đây phải mặc đồ phòng vệ tự chế từ túi ni lông, túi đựng rác.

Trong khi đó ở Myanmar, nơi 2 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên đã được ghi nhận vào ngày 24/3, những lo ngại đã được đặt ra về khả năng chống chọi với đại dịch của nước này. Một bác sĩ ở thị trấn Pathein nói rằng họ chưa sẵn sàng cho dịch bệnh, khi bệnh viện ông làm việc chỉ có 7 giường trong khu cách ly và chỉ có 1 máy thở. Tuy nhiên, nước này đã được cung cấp các bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19, do Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Trung Quốc tài trợ.

Giữa tình hình dịch bệnh hiện nay, những nỗ lực liên khu vực nhằm giúp ngăn chặn đại dịch đang được thực hiện trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia đang giúp đỡ lẫn nhau bằng cách cung cấp các gói viện trợ và thiết bị y tế; thậm chí gửi các bác sĩ của mình sang nước khác để cùng nhau chống lại “thảm hoạ” COVID-19.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Giường y tế Hi-MEC đạt tiêu chuẩn CE và ISO-13485 Tổ chức kiểm định thiết bị y tế

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top