Thế giới

ASEAN sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo mới

ClockThứ Sáu, 03/01/2020 07:18
TTH.VN - Tờ The ASEAN Post ngày 2/1 có bài viết cho hay, sáng tạo đổi mới về công nghệ và những chính sách thuận lợi của Chính phủ là 2 trong 4 xu hướng dự kiến ​​sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi Đông Nam Á sang năng lượng tái tạo trong những năm tới.

Cuba phấn đấu sản xuất được năng lượng tái tạo đáp ứng 25% nhu cầuCác tập đoàn Đông Nam Á đầu tư 30 triệu USD vào các dự án tái tạo ở MyanmarSydney cam kết 100% năng lượng tái tạo đến năm 205011 quốc gia EU đạt mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2020

ASEAN đặt mục tiêu sản xuất 23% năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng của khu vực đến năm 2025. Ảnh minh hoạ: VOV

Một báo cáo được Công ty kiểm toán toàn cầu KPMG công bố với tiêu đề “Chuyển đổi năng lượng tái tạo” lưu ý rằng, trong khi vẫn còn 70 triệu công dân ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không được tiếp cận nguồn điện đáng tin cậy, tiềm năng đối với năng lượng tái tạo là rất lớn ở những thị trường này, các Chính phủ đang ngày càng hướng đến năng lượng mặt trời và năng lượng gió để giải quyết vấn đề.

Trong khi đó, việc người tiêu dùng thúc đẩy chương trình nghị sự xanh và sự gia nhập của các nguồn quỹ mới vào thị trường năng lượng tái tạo ASEAN là 2 xu hướng còn lại được xác định trong báo cáo nói trên.

Mỗi thành viên trong 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt ra các mục tiêu dành cho năng lượng tái tạo và đổi mới về công nghệ, như hiệu quả năng lượng mặt trời tốt hơn và các tấm pin mặt trời nổi, điều này có nghĩa là năng lượng tái tạo giờ đây dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Với sự thành lập của RE100 hồi năm 2014, một sáng kiến ​​hợp tác toàn cầu hợp nhất hơn 100 doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đã cam kết 100% năng lượng tái tạo, là một ví dụ điển hình về cách người tiêu dùng đang hỗ trợ để thúc đẩy nhu cầu đối với năng lượng tái tạo, đặc biệt là khi thương mại và công nghiệp sử dụng đến 2/3 lượng điện của thế giới. Trong số các công ty trong nhóm này có Google, Microsoft, Coca Cola và IKEA, tất cả đều có sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực ASEAN.

Đáng chú ý, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang dẫn đầu về đầu tư năng lượng tái tạo trong khu vực, điều này giúp hạ giá thành. Trong khi giá cả thường là mối quan tâm chính, chi phí giảm và nhu cầu tăng hiện đang giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này tiến lên phía trước.

Ông Sharad Somani, Giám đốc điều hành KPMG nhận định: “Giá của năng lượng tái tạo đã giảm mạnh trong 5 năm qua và dự kiến ​​sẽ ngang bằng giá của năng lượng điện trong vòng 5 năm tới. Một khi điều đó xảy ra, sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn”.

Chính sách tốt, năng lượng giá rẻ

Hồi tháng 8/2018, Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) đã công bố một báo cáo cho thấy, Philippines, nơi ước tính khoảng 20 triệu người thiếu nguồn cung cấp điện liên tục và 12 triệu người không được tiếp cận với nguồn điện, có thể giảm chi phí điện xuống chỉ còn 2,50 peso (tương đương 0,05 USD) mỗi kilowatt giờ (kWh), bằng cách lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Báo cáo có tiêu đề “Philippines có thể giảm chi phí điện, cải thiện an ninh năng lượng bằng cách phát triển tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà” cũng chỉ ra rằng, chi phí giảm nhanh và các tiến bộ công nghệ trong năng lượng tái tạo, cùng với hiệu quả năng lượng và lưu trữ phân tán đang giúp thúc đẩy ngành năng lượng này phát triển.

Với việc Ủy ban Đầu tư Philippines phê duyệt 8 dự án năng lượng mặt trời có trị giá 1,6 tỷ USD hồi năm ngoái, sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ đang giúp thay thế những mô hình than và diesel bằng các giải pháp thay thế.

Trong khi đó, những hệ thống năng lượng tái tạo lai đang trở nên phổ biến ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa; hệ thống này thường bao gồm 2 hoặc nhiều nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng cùng nhau để tăng hiệu quả và cân bằng việc cung cấp năng lượng tốt hơn.

Nhu cầu năng lượng sẽ tăng cao

Với mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của ASEAN vượt 4% hàng năm, mức tiêu thụ năng lượng của khu vực đã tăng gấp đôi kể từ năm 1995, và nhu cầu được dự báo ​​sẽ tiếp tục tăng ở mức 4,7% mỗi năm cho đến năm 2034, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA).

Qua đó, ASEAN đã đặt mục tiêu sản xuất 23% năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng của khu vực đến năm 2025, tăng 250% so với năm 2014. Tuy nhiên, để làm được điều này, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải tăng cường đáng kể việc triển khai năng lượng tái tạo trong lĩnh vực năng lượng, cũng như trong hoạt động sưởi ấm, làm mát và vận chuyển.

Theo ông Jonathan Goh, Giám đốc Quan hệ Đối ngoại tại Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, ASEAN cũng cần tập trung vào việc lưu trữ năng lượng, một trong những giải pháp khắc phục sự gián đoạn năng lượng ảnh hưởng đến năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời.

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng tái tạo, ASEAN có thể sẽ là một trung tâm mới để triển khai, đổi mới và đầu tư năng lượng tái tạo.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
lắp đặt điện mặt lượng mặt trời

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top