Thế giới

Báo động tình trạng ô nhiễm trên các sông ở Đông Nam Á

ClockThứ Năm, 12/12/2019 19:00
TTH - Theo một bài viết trên The ASEAN Post, tình trạng ô nhiễm trên các con sông ở Đông Nam Á đã bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Các nguồn nước tự nhiên ở Đông Nam Á đang chịu áp lực mạnh mẽ vì sự gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại

Rác thải ngập trên sông Marilao ở Bulacan, phía bắc Manila, Philippines. Ảnh: AFP

Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nguồn nước và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng bởi chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) rơi xuống mức không an toàn.

Đông Nam Á hiện có những con sông ô nhiễm đến mức báo động như sông Marilao chảy qua Metro Manila ở Philippines, sông Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia, sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và Kinabatangan ở Malaysia. Có thể dễ dàng tìm thấy các loại rác thải nguy hại, không thể tái chế như chai nhựa, dép cao su cùng nhiều rác thải sinh hoạt khác trôi nổi trên những con sông này, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước trên sông.

Trước thực trạng đó, một số chính phủ trong khu vực đã xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ví dụ, chính phủ Malaysia dự định biến các con sông ở thủ đô nước này thành địa điểm du lịch thu hút vào năm 2020, thông qua kế hoạch làm sạch dòng sông theo dự án “River of Life” (ROL). Dự án làm sạch 110km đường sông này hiện đã hoàn thành 86% và sẽ sớm đạt chỉ tiêu an toàn cho mục đích giải trí.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này và thúc đẩy cách tiếp cận hiệu quả cho phát triển đô thị bền vững trong khu vực, các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp với khu vực tư nhân và các nhà tài trợ quốc tế áp dụng cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ các vùng nước ở đô thị, bao gồm phát triển các khung pháp lý liên quan và cơ chế thực thi.

Đồng thời, cũng cần bắt đầu các nghiên cứu toàn diện về định giá các lợi ích liên quan đến nguồn nước. Giá trị tiền tệ của việc cải thiện chất lượng nước là một biến số hữu ích trong phân tích lợi ích chi phí của các chính sách liên quan đến chất lượng nước trong cả khu vực công cộng và tư nhân.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhận thức cộng đồng phải được thúc đẩy thông qua các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục, cũng như các chương trình tiếp cận cộng đồng.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Giảm nghèo ở vùng lõi

Xã Bình Tiến được xem là vùng “lõi nghèo” của TX. Hương Trà. Do vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương không ngừng huy động nhiều nguồn lực để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Giảm nghèo ở vùng lõi
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top