Thế giới

Bạo lực bùng phát bên lề các cuộc biểu tình tại Pháp

ClockChủ Nhật, 22/09/2019 14:47
Bạo lực bùng phát khi các cuộc biểu tình của phong trào "áo vàng" và hàng nghìn người phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của Chính phủ Pháp.

Pháp: Phe 'Áo vàng' tiếp tục biểu tình quy mô lớn tại nhiều thành phốBiểu tình 'Áo vàng' chưa chấm dứt, Pháp lại lo đối phó biểu tình 'Áo hồng'Tổng thống Pháp gửi thư kêu gọi dân Pháp thảo luận tương lai đất nước

Ngày 21/9, các cuộc biểu tình của phong trào "áo vàng", của những người phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí hay cuộc tuần hành của giới trẻ vì khí hậu đã diễn ra đồng thời tại nhiều địa phương của nước Pháp, đặc biệt tại thủ đô Paris. Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã liên tục nổ ra.

Một cuộc biểu tình của phe Áo Vàng. Ảnh: AP

Ngày 21/9, hưởng ứng phong trào tuần hành vì môi trường đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, khoảng 16.000 thanh niên, sinh viên và học sinh đã tập trung tuần hành vì khí hậu tại thủ đô Paris. Bên cạnh đó là các cuộc biểu tình của phong trào "áo vàng" và hàng nghìn người phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của Chính phủ Pháp.

Trước lo ngại xảy ra tình trạng bạo lực tràn lan, Bộ Nội vụ Pháp đã huy động hơn 7.500 cảnh sát và hiến binh quốc gia tham gia đảm bảo an ninh tại thủ đô Paris. Nhiều khu vực quan trọng trong trung tâm thủ đô đã bị phong tỏa, các hoạt động biểu tình tại các địa điểm này cũng đã bị cấm. Khoảng 30 trạm tàu điện ngầm, cùng nhiều tuyến xe bus dẫn vào khu vực trung tâm thành phố cũng bị tạm thời đóng cửa hoặc thay đổi lịch hoạt động. Đây cũng là thời điểm diễn ra Ngày Di sản châu Âu (diễn ra trong 2 ngày 21-22/9/2019) nhưng trước lo ngại bạo lực từ các cuộc biểu tình, nhiều địa điểm thăm quan du lịch đã phải đóng cửa thay vì mở cửa tự do cho người dân và khách du lịch như mọi năm.

Các cuộc biểu tình và tuần hành đều diễn ra với mục đích ôn hòa ban đầu. Tuy nhiên, theo thông tin từ lực lượng cảnh sát, khoảng 1000 đối tượng cực đoan đã trà trộn vào dòng người tuần hành vì môi trường tại Paris. Những người này đã có các hành động đập phá các công trình công cộng, cửa hàng, ngân hàng, đổ sơn, vẽ bậy lên cửa kính các tòa nhà trên các tuyến đường của đoàn tuần hành và va chạm với lực lượng cảnh sát.

Cảnh sát tại thủ đô Paris đã phải sử dụng lựu đạn hơi cay và thường xuyên tiến hành các cuộc tiến công để đẩy lùi những người biểu tình quá khích. Đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra gần như trong cả ngày 21/9. 

Tính đến đêm 21/9, cảnh sát Pháp đã thẩm vấn 163 người, trong đó tạm giữ 111 người, xử phạt 395 người vì hành vi có mặt tại những khu vực cấm người biểu tình, đặc biệt xung quanh đại lộ trung tâm Champs-Élysées.

Những người biểu tình ôn hòa và những người tuần hành vì môi trường đã bị mắc kẹt giữa đám đông những phần tử cực đoan bạo lực và những làn hơi cay của lực lượng cảnh sát. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), một trong số các đầu mối tổ chức cuộc tuần hành vì khí hậu đã buộc phải kêu gọi những người tham gia dừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Ngoài thủ đô Paris, các cuộc biểu tình và tuần hành vì khí hậu cũng diễn ra tại một số thành phố lớn khác như Lyon, Bordeaux hay Rouen, thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top