Thế giới

Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên sông trong đêm bão Kalmaegi sống sót kỳ lạ

ClockThứ Năm, 18/09/2014 14:29
TTH.VN - Một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bờ sông đã sống sót một cách thần kỳ trong đêm bão Kalmaegi ập vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và kéo theo mưa to, gió lớn.

Em bé đã được tìm thấy ở bờ sông Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, trong tình trạng không quần áo và cát dính đầy mồm vào ngày thứ ba 16/9. Em đã được cấp cứu vào viện.

 Cảnh sát Li Xiaolong, người đã được gọi tới hiện trường, cho biết khi được tìm thấy, em bé thậm chí vẫn còn đoạn dây rốn dài 20cm. Li cho rằng có thể em bé đã được sinh vào ngày thứ hai, khi có mưa lớn.

 Mặc dù phải mất nhiều giờ trước khi bão Kalmaegi đổ bộ vào Quảng Đông, nhưng trước đó, từ tối ngày thứ hai đã có mưa rất lớn.

 “Toàn thân em bé xanh ngắt. Cậu bé run rẩy vì lạnh, khóc mà không thành tiếng. Tình trạng rất nguy kịch”, Li cho hay với tờ Southern Metropolis Daily.

 Được biết dòng sông nơi em bé được tìm thầy là nơi nước thải chảy ra và đã bị đóng cửa với những nhà máy và các tòa chung cư xung quanh. Bờ sông, với đầy ruồi và chuột, cũng tràn ngập rác được ném từ các cửa sổ căn hộ xuống. Vì vậy rất ít người bén bảng tới sông.

 Cậu bé được một phụ nữ đứng trên ban công căn hộ tầng hai của mình phát hiện vào khoảng 6h sáng ngày thứ ba.

 Khi nhập viện cậu bé có vết bầm ở đầu, chân trái và tay phải. Các bác sỹ hiện đang theo dõi phổi và khả năng bị thương hàn của em bé. Tuy nhiên được biết tình trạng của bé hiện ổn định.

Bé sơ sinh sống sót trong cơn bão

“Cậu nhỏ rất mạnh mẽ”, người phát ngôn sở cảnh sát địa phương cho biết. “Do cậu bé được sinh vào đêm trước bão Kalmaegi nên chúng tôi muốn đặt tên cậu bé là Hải Cẩu”, phát ngôn viên cho biết. “Chúng tôi hi vọng cậu bé có thể khỏe mạnh và hạnh phúc, giống như hải cậu vươn lên từ biển. Chúng tôi cũng hi vọng cha mẹ cậu bé liên lạc sớm với chúng tôi sau khi đọc tin tức”.

 Bão Kalmaegi với sức gió 144km/h đã gây lũ lụt và thiệt hại cho nhiều vùng ở miền nam Trung Quốc, trong đó có Quảng Đông.

 Vụ việc đang được cảnh sát điều tra và bé sơ sinh may mắn trên có thể được gửi tới một trung tâm bảo trợ khi đã bình phục. 

Tình trạng bỏ con, đặc biệt là các bé có những nhu cầu đặc biệt, mặc dù là phạm pháp nhưng lại phổ biến ở Trung Quốc. Vấn đề nhức nhối tới nỗi một số thành phố đã thành lập những “lồng ấp em bé”, để cha mẹ có thể bỏ con một cách lặng lẽ và an toàn. Chương trình được Bộ Nội vụ Trung Quốc tài trợ, song cũng vấp phải chỉ trích vì một số cho rằng chương trình chỉ càng khuyến khích các bậc cha mẹ bỏ rơi con mình.

 Theo các thông tin trước đó, Đông Hoản đầu năm nay cũng đưa ra kế hoạch xây dựng “lồng ấp em bé” riêng và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay./.

 
 
Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Chalermchai Sri-on chia sẻ, nước này đặt mục tiêu sẽ giảm nhiều hơn lượng khí thải độc hại, khi những nỗ lực của Thái Lan vẫn chưa đạt được mục tiêu giúp kiểm soát nhiệt độ ngày càng tăng của hành tinh.

Thái Lan sẽ tăng mục tiêu giảm phát thải
Return to top