Thế giới

Biến thể Delta gây ra sự không chắc chắn mới cho phục hồi kinh tế

ClockThứ Tư, 14/07/2021 14:35
TTH.VN - Các nhà chiến lược đang cảnh báo rằng, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm mờ đi triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động của các nhà máy châu Á giảm mạnhLàn sóng COVID-19 mới kìm hãm sự phục hồi kinh tế của Đông Nam Á

Người dân đi qua quảng trường Herald ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha đã công bố các biện pháp hạn chế mới vào ngày 12/7, trong một nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng của các ca nhiễm biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Trong một nghiên cứu, Công ty tư vấn Oxford Economics cho biết, trong khi các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vẫn tương đối thấp, số lượng các nền kinh tế báo cáo những chuỗi ca nhiễm biến thể Delta đã tăng lên con số 89; trong đó, số lượng ngày càng tăng hiện nay xác định biến thể Delta là biến thể thống trị.

Được biết, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Giám đốc Nghiên cứu Vĩ mô Toàn cầu của Oxford Economics, ông Ben May nhận định, những lo ngại của thị trường về tác động của biến thể này đối với nền kinh tế toàn cầu là "xác đáng"; đồng thời ông cũng cảnh báo rằng, chỉ riêng vaccine sẽ không đảm bảo một con đường bằng phẳng dẫn đến trạng thái bình thường về kinh tế.

Trong một động thái liên quan, ông Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của Barclays, một công ty ở Vương quốc Anh chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, cũng thừa nhận rằng, những diễn biến xung quanh biến thể Delta đã tạo ra những bất ổn mới xung quanh con đường bình thường hóa kinh tế.

Ngoài ra, mối quan tâm chung lớn hơn cũng là tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt có thể thúc đẩy sự xuất hiện của các biến thể mới. Cụ thể, Ấn Độ đã báo cáo biến thể Delta plus của biến thể Delta, và biến thể Lambda mới được phát hiện ở Peru.

Ngay cả khi những đột biến như vậy không làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong hoặc nhập viện, chúng có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, nhu cầu tư nhân, và nguồn cung lao động, ông Christian Keller lưu ý.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top