ClockThứ Bảy, 18/05/2019 12:29
ĐÔNG NAM Á:

Cơ hội cho các công ty công nghệ tài chính

TTH - Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đang trong giai đoạn đầu của số hóa, các công ty công nghệ tài chính (fintech) kết hợp các mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính sáng tạo với các công nghệ kỹ thuật số đang nổi lên ở Đông Nam Á như một làn sóng, và theo đó, cơ hội dành cho các công ty khởi nghiệp (startup) trong lĩnh vực này cũng được nhân lên.

Việt Nam là trung tâm công nghệ tài chính của khu vựcLiên hoan FinTech Singapore 2018 thu hút 12 tỷ USD vốn cho các doanh nghiệp ASEANTương lai ngành dịch vụ tài chính ở ASEAN

Có nhiều cơ hội để các công ty công nghệ tài chính phát triển ở Đông Nam Á. Ảnh: PAYMENT GATEWAY

Nghiên cứu mới đây của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte cho thấy, các nước Đông Nam Á có tiềm năng lớn nhất trong thị trường fintech từ nay đến năm 2020. Theo ước tính của Deloitte, các khoản đầu tư vào lĩnh vực fintech ở khu vực trong năm 2018 đã vượt 30% so với con số 5,7 tỷ USD của năm 2017. Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng cho các công ty fintech ở Đông Nam Á là mức độ tiếp cận tài chính thấp tại khu vực. Với dân số hơn 661 triệu người nhưng khu vực này chỉ có chưa tới 30% người dân có tài khoản ngân hàng. Điều đó đã mở ra cơ hội cho các công ty fintech trong việc triển khai các dịch vụ phù hợp. Có thể nói, thị trường tiềm năng cho fintech trong khu vực là rất đáng kể.

Fintech ở Đông Nam Á

Trong những năm gần đây, một trong những xu hướng toàn cầu là hướng tới sự kết hợp của tài chính và công nghệ thông tin dưới dạng fintech, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới. Fintech đang cách mạng hóa ngành ngân hàng châu Á bằng cách hiện đại hóa các kênh dịch vụ cồng kềnh, tạo ra những phương thức vay tiền mới và tối đa hoá việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

Thực thế, nền kinh tế Đông Nam Á hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu của số hóa. Tổng nền kinh tế của khu vực được ước tính khoảng 2.900 tỷ USD, trong đó, kỹ thuật số chỉ chiếm 50 tỷ USD (1,7%). Điều này cho thấy có một cơ hội rất lớn cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số khi số hóa nền kinh tế phát triển rộng hơn trong tương lai.

Khoảng 1.000 công ty đã được thiết lập trong vài năm qua sử dụng công nghệ để giải quyết một số thách thức trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trên khắp Đông Nam Á, trong đó, Singapore hiện vẫn là điểm nóng fintech của khu vực với hơn 490 công ty fintech. Tuy nhiên, các thị trường khác cũng đang xuất hiện nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Đến nay, Indonesia có khoảng 262 công ty fintech và là một thị trường bùng nổ về thanh toán kỹ thuật số, cho vay và bảo hiểm.

Làn sóng phát triển

Làn sóng đầu tiên của fintech được phát triển tập trung vào thanh toán. 2C2P, Asiapay, iPay88 và Codapay là một số ví dụ về các công ty thanh toán được xây dựng ở Đông Nam Á, phục vụ các nhà kinh doanh trực tuyến mới, giúp xử lý các khoản thanh toán từ người tiêu dùng, bên cạnh sự xuất hiện của ví điện tử, giúp người tiêu dùng thuận tiện mua sắm trên các nền tảng kỹ thuật số.

Tiếp đến là một làn sóng khởi nghiệp giúp việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn. Khu vực này đã chứng kiến sự ra đời của ​​nhiều công ty cho vay trực tuyến. Các công ty này tìm cách giúp người dân và doanh nghiệp vay tiền linh hoạt và hiệu quả hơn so với từ các nhà cho vay truyền thống, đồng thời sử dụng công nghệ và dữ liệu để đánh giá giá trị tín dụng theo những cách mới.

Một làn sóng đổi mới khác của fintech đang diễn ra và có tiềm năng lớn là bảo hiểm. Cả hai nền tảng phân phối bảo hiểm trực tuyến là Cekpremi của Indonesia và Jirnexu của Malaysia, hay công ty bảo hiểm trực tiếp Sunday Insurance của Thái Lan đều đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng.

Nền tảng kỹ thuật số là cơ hội cho fintech

Các chuyên gia nhận định rằng, có cơ hội rất lớn để các nền tảng kỹ thuật số mới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân phối các dịch vụ fintech phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Nền tảng kỹ thuật số cho phép kết nối, tạo ra những cách thức mới để mọi người trao đổi giá trị, cung cấp trải nghiệm người dùng nâng cao, tạo điều kiện cho sự tin tưởng giữa những người tham gia và giúp thu thập dữ liệu. Điều này có thể dẫn đến các cơ hội cho fintech phát triển trong các lĩnh vực như du lịch, hậu cần hay chăm sóc sức khỏe…

Ví dụ, nếu  sinh viên sử dụng cổng thông tin để ứng tuyển vào các trường đại học, họ có thể yêu cầu các dịch vụ liên quan như cấp học phí. Công nghệ có thể được sử dụng để làm cho các dịch vụ tài chính này trở nên dễ dàng hơn và có chi phí rẻ hơn.

Rõ ràng, fintech không chỉ bó hẹp trong các ngân hàng và công ty bảo hiểm mà còn có thể ứng dụng trong nhiều giao dịch trực tuyến với khía cạnh tài chính của riêng mình. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Đông Nam Á được chuyển đổi qua internet, cơ hội cho các công ty startup công nghệ cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số theo đó cũng sẽ tăng lên gấp bội.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ Techcrunch, Payment Gateway & Inc Asean)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top