ClockThứ Năm, 16/03/2017 08:34

Thách thức dinh dưỡng mới ở châu Âu & Trung Á

TTH - Báo cáo chỉ rõ, người dân các nước cần xem xét liệu họ có tiêu thụ đủ calo, cũng như tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh hay không, nhất là đối với trẻ em.

Tờ UN News ngày 15/3 trích dẫn báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) cảnh báo, cách thức tiêu thụ thực phẩm mới ở các quốc gia châu Âu và Trung Á đang dẫn đến những thách thức phức tạp về sức khỏe. Qua đó, FAO kêu gọi những chính sách phù hợp với thu nhập và hồ sơ dinh dưỡng của các nước phát triển này, nhằm ngăn họ "chuyển" sang tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng mới.

Thừa dinh dưỡng là một trong ba gánh nặng dinh dưỡng mà châu Âu và Trung Á đang đối mặt. Ảnh: AFP

Báo cáo chỉ rõ, người dân các nước cần xem xét liệu họ có tiêu thụ đủ calo, cũng như tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh hay không, nhất là đối với trẻ em.

Ông David Sedik, nhà kinh tế học của FAO, đồng thời là tác giả của báo cáo cho biết: "Khi chúng tôi theo dõi chế độ ăn lúc thu nhập tăng lên, chúng tôi nhận thấy phần calo có nguồn gốc từ chất làm ngọt, dầu thực vật và các sản phẩm động vật đang gia tăng, trong khi phần calo từ ngũ cốc lại sụt giảm”.

“Bộ ba” gánh nặng dinh dưỡng

Theo FAO, tình trạng suy dinh dưỡng chủ yếu đã được khắc phục trong những khu vực nói trên, chỉ 7% dân số sống ở các quốc gia có những vấn đề dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý, suy dinh dưỡng do thiếu các vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, kẽm và vấn đề thừa dinh dưỡng như thừa cân và béo phì vẫn đang tồn tại và ngày càng gia tăng.

Hiện nay, 13% dân số khu vực châu Âu và Trung Á sống ở những quốc gia đang đối mặt với "bộ ba gánh nặng" dinh dưỡng là suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. Trong đó, mối quan tâm đặc biệt là 57% người dân sống ở những quốc gia có vấn đề chính là thừa dinh dưỡng và 70% dân số suy dinh dưỡng.

“Những quốc gia thuộc nhóm thiếu dinh dưỡng đang có xu hướng chuyển sang nhóm bộ ba gánh nặng dinh dưỡng trong những năm tới", FAO nhận định.

Biện pháp khắc phục

Nhằm giải quyết những thách thức nói trên, báo cáo của FAO kêu gọi việc tìm hiểu các chính sách giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực, phù hợp với thu nhập và hồ sơ dinh dưỡng của từng quốc gia.

Một trong số đó là tăng cường thực phẩm, chẳng hạn như bổ sung sữa chứa vitamin D, muối chứa iốt, bột mì chứa sắt, axit folic và thiamine (vitamin B1). Bên cạnh đó, giải pháp tăng cường vi chất bằng sinh học có thể được sử dụng để bù đắp hàm lượng vi chất dinh dưỡng tương đối thấp trong lúa mì ở Trung Á và vùng Caucasus, nơi ngũ cốc cung cấp trên 50% năng lượng trong chế độ ăn.

Những lựa chọn khác có thể bao gồm việc thay đổi thực phẩm ăn liền để cải thiện giá trị dinh dưỡng; thực hiện các khoản thuế hoặc trợ cấp để thay đổi giá thực phẩm; phổ biến cho người dân về tầm quan trọng của chế độ ăn uống bổ dưỡng, khỏe mạnh và cân bằng; dán nhãn dinh dưỡng tốt hơn cho các sản phẩm thực phẩm; cũng như những chương trình hỗ trợ thực phẩm bao gồm thẻ khuyến mãi mua hàng.

LÊ THẢO (Lược dịch từ FAO, UN News & Shafaqna)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để Tết này khỏe và đẹp

Đó là chủ đề của buổi nói chuyện với sự chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ dinh dưỡng tự nhiên Mai Hằng tại Silent Space (32 Tây Sơn, TP.Huế) ngày 23/11. Hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lunch and Learn - Cùng học hỏi, cùng ăn trưa, cùng kết nối.

Để Tết này khỏe và đẹp
Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

TIN MỚI

Return to top