ClockThứ Năm, 15/09/2016 10:07

Trẻ em tị nạn & di cư - Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết

TTH - Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hiện trên thế giới có gần 50 triệu trẻ em đã phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn các cuộc xung đột bạo lực, nghèo đói và các nguyên nhân khác.

Thực tế đáng lo ngại

Theo UNICEF, trong số gần 50 triệu trẻ em di tản ở trong và ngoài nước, có 28 triệu trẻ em phải tản cư để chạy trốn bạo lực và bất ổn, hơn 20 triệu trẻ em khác phải di cư để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, bất chấp những cuộc hành trình ẩn chứa nhiều hiểm họa. Giờ đây, cứ 200 đưa trẻ trên toàn thế giới thì có 1 trẻ em là người tị nạn.

Bà mẹ cùng những đứa trẻ tị nạn ở khu tạm trú tại Hy Lạp. Ảnh: AP

Số liệu thu thập được cho thấy một thực tế đáng lo ngại rằng, chỉ trong 1 thập kỷ qua, số trẻ em tị nạn đã tăng gấp đôi và hiện chiếm gần 1/2 trong số những người phải rời bỏ nhà cửa.

Báo cáo của UNICEF cũng nêu rõ, hiện có khoảng 10 triệu trẻ em tị nạn, 1 triệu trẻ đang nộp đơn xin tị nạn với tương lai bấp bênh, và 17 triệu trẻ em khác đang mắc kẹt tại các khu vực biên giới ở quê hương mình. Đáng chú ý, 45% số trẻ em tị nạn có nguồn gốc đến từ 2 nước Syria và Afghanistan.

Tình trạng trẻ em di cư không có người lớn đi cùng cũng ngày càng gia tăng khi có 100.000 trẻ một mình đến nộp đơn xin tị nạn tại 78 quốc gia trong năm 2015, tăng gấp 3 lần so với năm 2014. Nguy hiểm hơn, trong 6 tháng đầu năm 2016, 5.222 trẻ vị thành niên không có người đi kèm đã được báo cáo mất tích, sau khi chạy trốn khỏi các trung tâm tiếp nhận để tiếp tục cuộc hành trình đến Ý và “miền đất hứa” châu Âu. Chúng trở thành “vô hình” và do đó, dễ bị tổn thương hơn trước nạn bạo lực và bóc lột.

Ngay trong báo cáo, UNICEF nhấn mạnh, “Những đứa trẻ này có thể là người tị nạn, người tản cư trong nước hoặc dân di cư, nhưng đầu tiên và trên hết, chúng đều là trẻ em! Cho dù chúng là ai, đến từ đâu hay thuộc thành phần nào... đều không phải là vấn đề quan trọng nhất”.

Cần thêm nhiều nỗ lực

Oxfam - một trong những tổ chức từ thiện lớn trên thế giới, mới đây lên tiếng kêu gọi Chính phủ Ý và các đối tác châu Âu cần hành động ngay lập tức để cung cấp hệ thống hỗ trợ cho những đứa trẻ di cư một mình về chỗ ở và các nhu yếu phẩm cần thiết khác, để chúng có thể sống một cuộc sống an toàn.

Ngày 10/9 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EU) cho biết, một phần trong khoản hỗ trợ khẩn cấp 129 triệu USD mà khối này cấp thêm cho những người di cư và người tị nạn đang mắc kẹt ở Hy Lạp, sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân đạo với mục đích cải thiện những khu tạm trú và giúp cho các trẻ em tị nạn được tiếp cận với giáo dục - sau khi có báo cáo cho rằng, hiện nay trẻ tị nạn có khả năng phải rời ghế nhà trường cao gấp 5 lần so với trước đây.

Song song đó, UNICEF cũng giới thiệu các biện pháp để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, bao gồm cả việc đào tạo các nhân viên xã hội, làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhóm chuyên nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả các chiến dịch hỗ trợ trẻ tị nạn. Tổ chức này cũng lên tiếng kêu gọi tăng cường nỗ lực tập thể của các chính phủ, cộng đồng và khu vực tư nhân để cung cấp các dịch vụ về giáo dục, y tế, nhà ở, dinh dưỡng, nước và vệ sinh, cũng như giúp trẻ em được hỗ trợ pháp lý và tâm lý xã hội. Bởi, theo UNICEF, đây không chỉ là trách nhiệm tập thể, mà còn vì lợi ích chung của toàn xã hội.

“Mỗi đứa trẻ tị nạn chính là một lời nhắc nhở về những thách thức to lớn mà thế giới phải đối mặt, và do đó, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc hỗ trợ những đứa trẻ di cư và tị nạn, vì chúng xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của chúng ta”, Phó Giám đốc điều hành UNICEF Justin Forsyth nhấn mạnh trên kênh CNN.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ UNICEF, Oxfam & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Return to top