ClockChủ Nhật, 29/10/2017 09:39

Tương lai nào cho trẻ em tị nạn Rohingya

TTH - Nhiều trẻ em được xác nhận bị các đối tượng xấu dụ dỗ dính vào tệ nạn buôn bán ma túy, do nhận thức về mối nguy hiểm đang rình rập vẫn còn hạn hẹp.

Thảm họa

Sáu tuần kể từ khi bạo lực bùng nổ tại tiểu bang Rakhine (Myanmar) vào ngày 25/8/2017, đã có tổng cộng hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya buộc phải bỏ trốn qua khu vực biên giới giữa Myanmar và Bangladesh, với hy vọng tìm kiếm sự an toàn và ổn định.

Tương lai trẻ em tị nạn Rohingya đang bị đe dọa khi sống trong các khu tị nạn nghèo nàn. Ảnh: Unicef.org

Trong dòng tị nạn lên đến 500.000 người, hiện có khoảng 60% (tương đương với gần 320.000 người) là trẻ em. Hầu hết số trẻ em tị nạn Hồi giáo Rohingya bỏ trốn đến Bangladesh cùng với gia đình, hoặc tự bỏ trốn, trước mối lo ngại tính mạng bị đe dọa. Trong trường hợp bạo lực diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều khả năng cuộc khủng hoảng nhân đạo này sẽ trở thành một thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại các trại tị nạn, cuộc sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cực kỳ khó khăn. Thiếu hụt lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết đang đẩy trẻ em vào con đường suy dinh dưỡng trầm trọng. Dịnh vụ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe vô cùng tồi tàn và khan hiếm đã khiến một lượng lớn trẻ em mắc các bệnh về da, tiêu chảy, phổi, sởi hay bại liệt. Nhiều trẻ em được xác nhận bị các đối tượng xấu dụ dỗ dính vào tệ nạn buôn bán ma túy, do nhận thức về mối nguy hiểm đang rình rập vẫn còn hạn hẹp.

Tương lai bắt nguồn từ các gói hỗ trợ

Đối mặt với vấn nạn này, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã kêu gọi chấm dứt những hành động tàn ác nhắm vào dân thường ở tiểu bang Rakhine, đồng thời phối hợp với các tổ chức nhân đạo để nhanh chóng triển khai kế hoạch bảo vệ quyền lợi của trẻ.

Cụ thể, vào ngày 2/10 vừa qua, UNICEF đã khởi xướng khoản tài trợ trị giá 76,1 triệu USD được sử dụng chủ yếu để giải quyết các nhu cầu bức thiết của trẻ em như: ngăn ngừa các dịch bệnh dễ lây lan như tiêu chảy, bại liệt. Cùng lúc cải tạo hệ thống và tăng cường dịch vụ vệ sinh cho những trẻ em Rohingya vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn, khu định cư tạm bợ và nguy hiểm. Bên cạnh đó cũng tập trung vào công tác bồi dưỡng kiến thức cho trẻ, bằng cách xây dựng những khu vực học tập, vui chơi giải trí thân thiện. Một đội ngũ quản lý cũng đang được gấp rút thành lập, với nhiệm vụ đẩy mạnh công tác thống kê và quản lý số lượng trẻ em hiện có và sẽ đến Banladesh trong thời gian tới, nhằm thiết lập những kế hoạch hỗ trợ hợp lý và hiệu quả hơn.

Trong kế hoạch cung cấp lương thực, nước uống và các nguồn viện trợ khác, UNICEF và các tổ chức nhân đạo đã tiến hành đào các giếng khoan và vận chuyển nước bằng đường thủy, giúp cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sử dụng an toàn cho hơn 100.000 người dân tị nạn.

Chung tay khắc phục vấn nạn còn có sự phối hợp của nhiều quốc gia, đơn cử là Indonesia bắt đầu vận chuyển hàng ngàn tấn gạo, thực phẩm ăn liền và lều cho người tị nạn ở Bangladesh hay ở các trại gần biên giới nước này. Trong khi Canada viện trợ 2,55 triệu USD cho Bangladesh để tập trung chăm sóc cho phụ nữ, trẻ em Rohingya tị nạn.

Quá trình xây dựng các khu nhà vệ sinh đạt chất lượng cũng đang được tiến hành gấp rút, các bộ dụng cụ y khoa và các nhu yếu phẩm thiết yếu đang dần được phân phát cho từng cá nhân, để sử dụng khi dịch vụ y tế bị quá tải.

Với số lượng trẻ em tị nạn Rohingya đã được tiêm chủng đang ở mức rất thấp vào khoảng 3%, các tổ chức nhân đạo đã khẩn trương tiến hành tiêm chủng phòng bệnh sởi và Rubella cho 250.000 trẻ. Ngoài ra, 179.848 trẻ em dưới 5 tuổi cũng được bổ sung Vitamin A, để phòng chống bệnh thiếu máu đang gia tăng trong cộng đồng người dân tị nạn.

Có thể nói, cuộc bạo loạn phản đối cấp quốc tịch cho người dân Rohingya ở Myanmar là một vấn đề nổi cộm được nhiều quốc gia trên toàn thế giới quan tâm và kêu gọi hành động. Do đó, ngoài các gói cứu trợ cụ thể, nhiều chủ nhân của giải Nobel Hòa bình trong năm qua cũng đồng ý ký vào một lá thư gửi cho Hội đồng Bảo an, với trọng tâm là yêu cầu LHQ chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo và trả lại cuộc sống ổn định cho toàn bộ người dân, đặc biệt là trẻ em Rohingya ở Myanmar.

ĐAN LÊ

(Tổng hợp từ UN News, Unicef .org & Reliefweb)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top