Thế giới

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

ClockThứ Sáu, 18/10/2024 05:44
TTH - Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Lan tỏa tinh thần sống xanh, sống sạch Doanh nghiệp du lịch đồng hành giảm rác thải nhựaHạ tầng xử lý rác thải: Đáp ứng yêu cầu môi trường

 Đáng báo động khi mỗi năm có đến 11 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương. Ảnh minh họa: media.chinhphu.vn

Nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng này là các tập đoàn đa quốc gia, với các hoạt động của họ đã góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm đại dương. Mặc dù thu được rất nhiều lợi ích từ các khu vực đang phát triển trên thế giới, một phần là nhờ chi phí sản xuất thấp hơn và luật môi trường dễ dãi, song nhiều công ty vẫn còn chậm trong việc giải quyết tác động gây nên cho môi trường.

Trên toàn cầu, rác thải đại dương, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đã đạt đến mức báo động. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm ghi nhận khoảng 11 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương và con số này dự kiến sẽ tăng gấp 3 vào năm 2040 nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.

Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm này không phân bổ đồng đều, với Nam bán cầu phải gánh chịu một phần gánh nặng không cân xứng.

Khi môi trường đang phải trả giá quá đắt, nhân viên truyền thông của Tổ chức Greenpeace Natalie Emi Hirai khẳng định, các tập đoàn lớn như Unilever phải loại bỏ dần nhựa dùng một lần và ưu tiên tái sử dụng trong thập kỷ tới. Trong đó, chỉ riêng việc bán các phế phẩm nhựa thuộc loại không thể tái chế hoặc không thể tái sử dụng là hành động “vô trách nhiệm” và các tập đoàn phải chịu trách nhiệm cho vòng đời của các sản phẩm do họ sản xuất. Điều này bao gồm loại bỏ nhựa dẻo như túi nilon và vận động ký kết, triển khai các thỏa thuận quốc tế mạnh mẽ hơn như hiệp ước toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa.

Bên cạnh những nỗ lực giảm thiểu rác thải đổ ra đại dương của các quốc gia, đơn cử như Nhật Bản, nổi bật với tỷ lệ tái chế ấn tượng lên đến 84%, cùng nhiều hành động khác như tham gia vào các quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á để tăng cường cơ sở hạ tầng quản lý chất thải và thúc đẩy tái chế… Nhìn chung, vấn đề toàn cầu này đòi hỏi một phản ứng thống nhất. Trong khi Nam bán cầu gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ tác động của ô nhiễm biển đối với môi trường và sức khỏe, trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng này thuộc về tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có hoạt động kinh tế góp phần lớn nhất gây ra ô nhiễm nhựa.

Với nguồn lực dồi dào và phạm vi hoạt động toàn cầu, các công ty đa quốc gia có vị thế độc nhất để dẫn đầu trong việc giải quyết rác thải đại dương, nhưng điều này đòi hỏi phải có cam kết thực sự đối với công tác quản lý môi trường. Các công ty phải hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để phát triển và thực hiện các chiến lược hiệu quả nhằm giảm thiểu chất thải và bảo vệ đại dương. Bằng cách này, họ có thể giúp đảo ngược tình hình ô nhiễm đại dương và đảm bảo tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Japan Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 trong khoảng 3 tháng qua, Thủ tướng có cuộc gặp Chủ tịch của tập đoàn Hyosung để thúc đẩy hơn nữa các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam.

Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

Ngày 15/9, Doanh nghiệp xã hội MGREEN phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổng kết hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế
Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh:
Tiếp tục xử lý tiến độ

Nhà thầu thi công “bỏ ngang” công trình, khu xử lý lo không có rác để vận hành là những bất cập, nghịch lý tại Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (gọi tắt DA).

Tiếp tục xử lý tiến độ
Thu gom hơn 1 tấn rác thải

Ngày 8/6, Đồn Biên phòng Lăng Cô và Đại đội Cơ động (Phú Lộc) phối hợp các đơn vị và Nhân dân thị trấn Lăng Cô, hưởng ứng tuần lễ biển đảo; tháng hành động vì môi trường và ra quân làm sạch biển năm 2024, đã thu gom hơn 1 tấn rác thải các loại.

Thu gom hơn 1 tấn rác thải
Return to top