Thế giới

Các xu hướng thương mại điện tử thay đổi nhanh chóng trong đại dịch

ClockChủ Nhật, 24/05/2020 19:01
TTH - Một nghiên cứu năm 2019 của Facebook và Bain & Company cho thấy, chi tiêu cho thương mại điện tử của người tiêu dùng tại ASEAN sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025.

Thương mại điện tử Việt Nam chưa chăm tốt “đất vàng” trên di động

Theo đó, nếu người tiêu dùng ở khu vực này chi trung bình 125 USD cho mua hàng trực tuyến trong năm 2018, thì số tiền đó dự kiến ​​sẽ tăng hơn gấp 3 lên đến 390 USD vào năm 2025. Khu vực ASEAN ước tính cũng sẽ có khoảng 310 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số vào năm 2025 - so với 250 triệu vào năm 2018 và chỉ 90 triệu trong năm 2015.

 Chi tiêu cho thương mại điện tử ở ASEAN sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Ảnh minh hoạ: Internet

Không còn xem thương mại điện tử như một nền tảng chỉ để săn lùng các đợt giảm giá cho các mặt hàng có giá trị lớn như đồ điện tử, hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng kỹ thuật số lên mạng để mua các mặt hàng hàng ngày có giá thấp hơn như đồ tạp hóa, quần áo và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Xu hướng này có thể được nhìn thấy rộng rãi trong đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

Theo báo cáo, giá trị của ngành thương mại điện tử ASEAN đã tăng gấp 7 lần chỉ sau 4 năm, tăng từ 5,5 tỷ USD trong năm 2015 lên hơn 38 tỷ USD vào năm 2019, và hiện đang trên đà vượt mốc 150 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, việc góp mặt của các công ty mới và sự phát triển nhanh chóng của những doanh nghiệp hiện tại đang thay đổi cục diện thương mại điện tử ở Đông Nam Á, từ đó mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn.

Báo cáo của Bain & Company cho thấy, chỉ riêng ở Singapore, 75% số người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng mở lòng với các thương hiệu mới hoặc sẽ mua từ nhiều thương hiệu khi mua sắm trực tuyến. Do đó, việc thiết kế giao diện để thu hút sự khám phá của khách hàng là vô cùng quan trọng, vì khách hàng gắn kết với một doanh nghiệp thông qua nhiều kênh cùng lúc, Giám đốc điều hành của Facebook Singapore cho biết.

Báo cáo “Ngành thương mại điện tử Việt Nam thời COVID-19: Cơ hội bị bỏ lỡ” của tập đoàn thương mại điện tử iPrice Group mới tiết lộ rằng, 3 trong số 4 trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam đã bị giảm lưu lượng truy cập trong quý I/2020. Trong khi Tiki, Lazada Việt Nam và Sendo chứng kiến lưu lượng truy cập giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có duy nhất Shopee Vietnam là sàn thương mại điện tử có ​​sự gia tăng lưu lượng truy cập trong quý qua.

Theo các nhà phân tích của iPrice Group, lý do cho sự sụt giảm đáng ngạc nhiên này là các xu hướng thay đổi nhanh chóng và nhu cầu mua sắm trực tuyến không thể đoán trước của người tiêu dùng, dẫn đến những thách thức mới cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Chẳng hạn, vào tháng 2, khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhu cầu trực tuyến về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như khẩu trang và nước rửa tay diệt khuẩn tăng lên lần lượt 610% và 680% so với tháng 1. Tuy nhiên, đến tháng 3, do người tiêu dùng ở nhà vì lo ngại dịch bệnh, nhu cầu về các sản phẩm tạp hóa trực tuyến lại tăng mạnh ở Việt Nam.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp thương mại điện tử trong khu vực phải rất nỗ lực để giành thị phần và chiếm ưu thế cạnh tranh, người tiêu dùng ASEAN có thể kỳ vọng sẽ được hưởng nhiều giá trị, sự lựa chọn và tiện lợi, nhất là trong cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Thông tin doanh nghiệp:
Bật mí cách truy cập Facebook và Instagram không giới hạn chỉ với 1 gói cước Saymee

Facebook và Instagram là 2 ứng dụng siêu “ngốn” dung lượng 4G của người dùng. Các tín đồ của 2 nền tảng MXH này chắc hẳn đang “săn lùng” gói cước data giúp tiết kiệm chi phí khi truy cập. Tin vui khi Saymee - nhà mạng thuộc Tổng công ty viễn thông MobiFone đã triển khai gói cước Topping Saymee FB10 cung cấp miễn phí data truy cập không giới hạn Facebook & Instagram chỉ với cước phí 10K/ 30 ngày. Giá cước siêu rẻ, ngại gì mà không trải nghiệm ngay!

Bật mí cách truy cập Facebook và Instagram không giới hạn chỉ với 1 gói cước Saymee
Return to top