Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

ClockThứ Tư, 20/11/2024 11:29
TTH - Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Singapore sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 2030Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024Châu Á - Thái Bình Dương: Cần có hành động khẩn cấp về khí hậu

 Học sinh tại Philippines đến trường dưới thời tiết nắng nóng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, ADB cho hay, các hệ thống giáo dục và những Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vẫn chưa bắt kịp nhu cầu phát triển con người của tăng trưởng kinh tế có khả năng phục hồi khí hậu. Trên toàn cầu, nhu cầu về việc làm xanh đang vượt xa nguồn cung lao động xanh.

Ngoài ra, nhu cầu thích ứng các trường học trước tác động của biến đổi khí hậu cũng được nhấn mạnh, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt đang làm tăng đáng kể tình trạng đóng cửa trường học và ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng như thu nhập hộ gia đình trong dài hạn.

Có thể thấy, tại Ấn Độ, những học sinh tiếp xúc kéo dài với các cơn bão có khả năng tụt hậu ở trường cao hơn khoảng 7%, và thu nhập hộ gia đình trung bình cũng giảm 8%. Hồi năm ngoái, đợt nắng nóng khắc nghiệt ở Philippines đã khiến các trường học phải đóng cửa trong 32 ngày. Năm 2022, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở Pakistan đã làm hư hại khoảng 17.000 trường học, gây gián đoạn việc học tập của 2,6 triệu trẻ em.

Nhận định về vấn đề này, ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Nhóm các ngành của ADB cho biết: “Việc xây dựng các hệ thống giáo dục sẵn sàng trước biến đổi khí hậu là một chương trình nghị sự chính sách quan trọng trong những năm tới. Chúng ta cần xây dựng các hệ thống giáo dục sẵn sàng trước biến đổi khí hậu ở nhiều cấp độ khác nhau, từ chương trình giảng dạy cho đến cơ sở hạ tầng và đào tạo giáo viên, để học sinh có thể phát triển các kỹ năng cho quá trình chuyển đổi xanh”.

Đáng chú ý, báo cáo của ADB đưa ra lời kêu gọi hành động để xây dựng khả năng phục hồi khí hậu thông qua giáo dục, chẳng hạn như tạo điều kiện cho trẻ em và thanh niên được trang bị kiến thức về biến đổi khí hậu; xây dựng các kỹ năng xanh cho lực lượng lao động hiện tại và tương lai; đưa yếu tố con người vào những NDC sắp tới, hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho phụ nữ,…

Với cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi tốt hơn, các chính phủ cần đưa kỹ năng xanh vào năng lực nghề nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo hàng trăm nghìn người tốt nghiệp trung học, giáo dục và đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp liên quan đến quá trình chuyển đổi cụ thể, nơi các nguyên tắc có ý thức về môi trường như nền kinh tế tuần hoàn đang trở nên phổ biến hơn.

Với những khoản đầu tư xanh phù hợp, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp có thể tạo ra hơn 230 triệu việc làm ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030. Ngoài ra, tất cả 4,7 tỷ công dân trong khu vực này đều cần có kiến thức và nhận thức cơ bản về khí hậu.

LÊ THẢO (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm
Return to top