Thế giới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thúc giục hợp tác quốc tế về vắc xin ngừa COVID-19

ClockThứ Năm, 23/09/2021 10:15
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) khóa 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn trọng thể này.

Chủ tịch nước tới New York, bắt đầu chương trình tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 tại New York, Mỹ ngày 22-9 - Ảnh: REUTERS

Trong bài phát biểu chiều 22-9 theo giờ New York (rạng sáng 23-9 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá lớn cùng các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương với LHQ là trung tâm và lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, để cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu phức tạp như chiến tranh, xung đột, tranh chấp tài nguyên, biến đổi khí hậu và đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và phát triển trên toàn thế giới.

Chủ tịch nước cho rằng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế, nhất là ưu tiên cung cấp vắc xin cho những nước có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp, đồng thời tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc xin.

Trước những tác động sâu sắc của đại dịch làm bộc lộ rõ những yếu kém của hệ thống quản trị toàn cầu, Chủ tịch nước cho rằng cần nỗ lực trên tinh thần tự cường của mỗi quốc gia, dựa trên sự hợp tác và liên kết của tất cả các quốc gia, để từ đó có thể biến các thách thức thành những cơ hội cho phát triển thông qua đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và sức tự cường của nền kinh tế. 

Đây cũng là cơ hội để các quốc gia chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các nỗ lực giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực đang ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những nỗ lực này sẽ không thể mang lại kết quả nếu không có môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. 

Chủ tịch nước cho biết Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của hiệp hội trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; chia sẻ tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982; thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

Chia sẻ về tình hình Việt Nam

Trong bài phát biểu tại LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết khát vọng của dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước hùng cường, với Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, khơi dậy lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường, khối đại đoàn kết và phát huy năng lực đổi mới sáng tạo của toàn dân tộc. 

Chủ tịch nước khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên tích cực, đóng góp trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, cùng nhiều sáng kiến quan trọng trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng mặc dù chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, song Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ cùng người dân trên toàn thế giới chung nhịp đập sẻ chia, yêu thương, hợp tác để cùng nhau sớm chiến thắng đại dịch, xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh, người dân hạnh phúc.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Return to top