Thế giới

Chuyên gia Anh lo ngại về việc rút ngắn cách ly với người mắc COVID-19

ClockThứ Sáu, 14/01/2022 15:57
Theo Giáo sư về vi trùng học tại Đại học Đông London, thời gian tự cách ly tối thiểu đối với người mắc COVID-19 ở vùng England sẽ giảm từ 7 ngày xuống 5 ngày là "liều lĩnh và nguy hiểm."

Nhiều quốc gia châu Âu giảm thời gian cách ly phòng dịch COVID-19Anh, Singapore điều chỉnh phương án cách ly vì Omicron

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc rút ngắn thời gian cách ly xuống 5 ngày đối với những người mắc COVID-19 là "liều lĩnh và nguy hiểm."

Giáo sư về vi trùng học tại Đại học Đông London Sally Cutler đưa ra nhận định trên sau khi Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid ngày 13/1 cho biết thời gian tự cách ly tối thiểu đối với người mắc COVID-19 ở vùng England sẽ giảm từ 7 ngày xuống 5 ngày nếu có 2 lần xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính.

Theo giáo sư Cutler, trong làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên, người dân ở vùng England được yêu cầu cách ly 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Thời gian cách ly sau đó được giảm xuống 7 ngày khi người bệnh có xét nghiệm âm tính vào ngày cách ly thứ 6 và thứ 7.

Trong khi các dữ liệu về tác động của việc rút ngắn thời gian cách ly này vẫn đang được thu thập, Chính phủ Anh một lần nữa quyết định rút ngắn thời gian cách xuống còn 5 ngày.

Giáo sư Cutler bày tỏ lo ngại về quyết định trên trong bối cảnh có ít bằng chứng khoa học ủng hộ việc rút ngắn thời gian cách ly.

Theo bà, mặc dù một số nghiên cứu cho rằng biến thể Omicron gây bệnh COVID-19 thể nhẹ hơn so với các biến thể khác và không dẫn đến tình trạng nhập viện hàng loạt, song một nghiên cứu toàn diện đối với 5.340 ca mắc COVID-19 trên thế giới cho thấy khoảng thời gian người mắc COVID-19 lây truyền virus nhiều nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi mắc bệnh, sau đó giảm dần trong khoảng thời gian từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 9, và đến ngày thứ 10 không phát hiện virus nào tại bộ máy hô hấp của bệnh nhân.

Giáo sư Cutler nhấn mạnh đây là lý do các nhà khoa học ban đầu đưa ra khuyến nghị thời gian cách ly 10 ngày. Mặc dù một số ít nghiên cứu ghi nhận giai đoạn lây truyền virus SARS-CoV-2 ngắn hơn ở những người mắc COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng, song bà Cutler cho rằng quyết sách của chính phủ cần dựa trên mọi ca bệnh chung, chứ không chỉ ở riêng ở những ca không có biểu hiện triệu chứng.

Theo giáo sư Cutler, quyết định trước đây của Chính phủ Anh giảm thời gian cách ly xuống còn 7 ngày sau 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính là mang tính thỏa hiệp, được đưa ra vào thời điểm London đang phải chịu áp lực mở cửa kinh tế đồng thời ngăn chăn sự lây lan của biến thể Omicron.

Tuy nhiên, việc giảm thời gian cách ly xuống 5 ngày sau khi có 2 lần xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính sẽ đồng nghĩa một số người hết cách ly khi vẫn đang ở trong giai đoạn lây truyền virus nhiều nhất.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nhanh không cho kết quả chính xác như xét nghiệm PCR và kết quả xét nghiệm nhanh có chính xác hay không còn liên quan tới việc lấy mẫu xét nghiệm đúng cách. Mặc dù có những hạn chế, nhưng Giáo sư Cutler khẳng định xét nghiệm nhanh vẫn là một trong những cách tốt nhất giúp giảm lây nhiễm trong cộng đồng nếu được sử dụng đúng cách.

Giáo sư Cutler nhận định trong quyết định rút ngắn thời gian cách ly xuống 5 ngày, Chính phủ Anh dường như lo ngại hơn về tác động của tình trạng người lao động nghỉ việc do mắc COVID-19, nhất là trong các ngành dịch vụ chủ chốt và trường học.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Cutler, những người mắc bệnh trở lại cộng đồng sau 5 ngày cách ly vẫn có thể là nguồn lây truyền virus SARS-CoV-2 và gây bệnh cho người khác.

Giáo sư Cutler cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở Anh cần tham khảo dữ liệu khoa học và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu này. Bà nhấn mạnh chỉ bằng cách theo sát dữ liệu khoa học về cách thức dịch COVID-19 lây lan thì mới có thể bảo vệ an toàn cho người dân.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Return to top