Thế giới

Cộng đồng người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

ClockThứ Sáu, 12/08/2022 15:52
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Phật Tích Vientiane được tổ chức với các nghi thức truyền thống của cả Phật giáo Lào và Việt Nam, góp phần cho thấy sự gắn kết giữa chư tăng, ni, Phật tử hai nước.

Khai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-CampuchiaKim ngạch thương mại Việt - Lào tăng cao trong nửa đầu năm 2022Kỷ niệm Việt-Lào: Toàn văn diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước LàoTình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt-LàoLào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam

Một nghi lễ trong Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566-Dương lịch 2022, được tổ chức tại chùa Phật Tích thủ đô Vientiane (Lào) ngày 15/5 vừa qua. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Sáng 12/8 (tức ngày 15/7 âm lịch), tại chùa Phật Tích thủ đô Vientiane (Lào) đã diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2566 với sự tham dự của các chư tăng, ni, Phật tử Lào và Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Vientiane.

Đây là hoạt động thường niên do chùa Phật Tích Vientiane tổ chức nhằm gìn giữ văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Việt tại Lào, đồng thời cũng là dịp để bà con Phật tử bày tỏ tấm lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành.

Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Phật Tích Vientiane được tổ chức với các nghi thức truyền thống của cả Phật giáo Lào và Việt Nam, điều góp phần cho thấy mối quan hệ đặc biệt và sự gắn kết chặt chẽ của chư tăng, ni, Phật tử hai nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phật Tích đã nhắc lại lịch sử nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ Vu Lan trong đạo Phật.

Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, lễ Vu Lan báo hiếu là nét đẹp truyền thống văn hoá tâm linh của mỗi người con đất Việt, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại Lào nói riêng.

Được khánh thành cuối năm 2010 với diện tích hơn 2.000 m2, chùa Phật Tích Vientiane không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo người con đất Việt xa xứ trên đất nước Triệu voi, mà còn là nơi đoàn kết bà con cùng hướng về Tổ quốc. Đây cũng là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc Việt tại đất nước Lào anh em.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào

Trong khuôn khổ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024), lực lượng quân đội, biên phòng Thừa Thiên Huế và các tỉnh Salavan, Sekong (Lào) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện biên giới A Lưới.

Sắt son nghĩa tình biên giới Việt - Lào
Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Chiều 28/11, tại tỉnh Xê Kông, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tổ chức Hội đàm lần thứ XVIII năm 2024 với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển
“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Return to top