Thế giới

COVID-19: Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 3 thế giới vượt 4 triệu ca nhiễm

ClockChủ Nhật, 06/09/2020 07:29
TTH.VN - Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới vượt ngưỡng 4 triệu ca nhiễm COVID-19, lập kỷ lục mới về sự gia tăng hàng ngày của các ca nhiễm trong ngày 5/9, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng không cho thấy dấu hiệu đạt đến đỉnh điểm.

Thế giới tiến hơn 26,7 triệu ca mắc, 877.678 ca tử vongNhiều khả năng sẽ xuất hiện đợt dịch COVID-19 mới vào mùa đông

Người dân được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Với 86.432 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ chính thức tăng lên 4.023.179 ca nhiễm, xếp thứ 3 trên toàn thế giới sau Hoa Kỳ, nơi ghi nhận hơn 6,3 triệu ca nhiễm, và chỉ đứng ngay sau Brazil với 4,1 triệu ca nhiễm.

Trong khi Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng các hạn chế, trong một nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế, Ấn Độ hiện chứng kiến số ca nhiễm bệnh tăng nhanh nhất thế giới, ở mức hơn 80.000 ca trong 1 ngày; và số ca tử vong hàng ngày cao nhất, ở mức hơn 1.000 ca.

Đáng chú ý, số ca nhiễm COVID-19 của quốc gia này đã tăng từ 3 triệu lên 4 triệu ca chỉ trong vòng 13 ngày, nhanh hơn cả Hoa Kỳ và Brazil.

Đại dịch hiện đang lây lan qua các khu vực nông thôn, nơi có cơ sở y tế yếu kém. Đồng thời, đại dịch cũng đang bùng phát trở lại ở những thành phố lớn như Delhi và Mumbai.

Tiểu bang Maharashtra, bao gồm thành phố Mumbai, ở trung tâm của cuộc khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ kể từ khi biện pháp phong toả toàn quốc được áp dụng hồi tháng 3. Tiểu bang này vẫn chiếm gần 1/4 số ca nhiễm mới hàng ngày trên khắp quốc gia với dân số 1,3 tỷ người này.

Bà Shamika Ravi, một giáo sư kinh tế và cựu cố vấn Chính phủ, người đã theo dõi chặt chẽ các xu hướng của đại dịch tại Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ vẫn "chưa ở gần" đỉnh điểm, và tiểu bang Maharashtra phải trở thành "trọng tâm" của chiến dịch chống lại đại dịch COVID-19.

“Không thể kiểm soát COVID-19 ở Ấn Độ mà không kiểm soát sự bùng phát ở tiểu bang Maharashtra. Với tầm quan trọng về kinh tế của tiểu bang này, Maharashtra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự lây lan của dịch bệnh ở những nơi khác trên đất nước".

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Return to top