Thế giới

COVID-19 khiến Đức rơi vào suy thoái, nhưng tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể

ClockThứ Ba, 26/05/2020 14:39
TTH.VN - Theo dữ liệu cập nhật từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, tỷ lệ tử vong liên quan đến giao thông ở nước này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi nước này thống nhất vào năm 1990.

Đức chi 750 triệu euro cho việc phát triển vaccine ngừa COVID-19Đức: Nguy cơ cao Brexit cứng sẽ xảy raWHO: Châu Âu vẫn đang là tâm bão của đại dịch COVID-19Truyền thông Đức đánh giá cao Việt Nam hỗ trợ châu Âu chống dịchAngela Merkel: “EU đang đối mặt với thách thức lớn nhất từ khi thành lập”

Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông giảm mạnh ở Đức. Ảnh minh họa: GGoCompare/ vnexpress

Đây là kết quả có được nhờ lưu lượng xe tham gia giao thông giảm mạnh do hạn chế đi lại bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, chỉ tính riêng tháng 3/2020, Đức ghi nhận 158 người tử vong vì tai nạn giao thông, thấp hơn so với mức 234 trường hợp trong cùng kỳ năm 2019.

Tổng số vụ tai nạn trong tháng này cũng giảm xuống còn 16.000 trường hợp, thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, đây là con số thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thu thập số liệu vào 30 năm trước. Số người bị thương do tai nạn giao thông cũng giảm 27% xuống còn 20.400 người.

Được biết, đại dịch COVID-19 kéo theo yêu cầu phong tỏa toàn bộ đất nước đã khiến số lượng xe tham gia giao thông hằng ngày ít hẳn. Tuy nhiên, nhóm quan chức thuộc tổ chức Hòa bình Xanh Greenpeace dự đoán có thể kết quả khả quan này sẽ không duy trì được lâu, nhất là khi nhiều người sẽ nhanh chóng bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường. Không chỉ có thể đối mặt với tỷ lệ va chạm giao thông tăng, nguy cơ ô nhiễm cũng sẽ tăng lên trông thấy.

Tính đến thời điểm hiện tại, người dân Đức vẫn được khuyến khích hạn chế sử dụng phương tiện công cộng và tổ chức Greenpeace hi vọng người dân sẽ tự di chuyển bằng xe của mình nhiều hơn. Thêm vào đó, để ngăn chặn và giới hạn tối đa nguy cơ virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện và lây nhiễm từ việc tăng lưu lượng người tham gia giao thông, nhất là giao thông công cộng, chính quyền các thành phố cần nhanh chóng tạo ra nhiều không gian hơn cho người đi xe đạp và người đi bộ.

Hiện, Berlin là thành phố duy nhất ở Đức đã tiến hành cải thiện các lối đi dành riêng cho người đi bộ và người đi xe cơ giới.

Mặc dù hạn chế đi lại đã tạo nên những tín hiệu tích cực trong một số vấn đề xã hội ở Đức, tuy nhiên, nhìn về kinh tế, một sự sụt giảm mạnh mẽ trong đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2020. Các chuyên gia kinh tế dự đoán với tình hình này, thậm chí sự suy thoái sẽ ngày càng tệ hơn trong quý hai.

Cụ thể, so với quý IV/2019, tổng sản phẩm quốc nội của Đức trong quý I/2020 đã giảm đến 2,2%. Mức sụt giảm này là nghiêm trọng nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008, đồng thời là lần sụt giảm mạnh thứ hai kể từ khi thống nhất đất nước.

Văn phòng Thống kê Đức chỉ ra rằng, các yếu tố gây nên sự sụt giảm chung là do: chi tiêu của người tiêu dùng giảm 3,2%; đầu tư của các công ty vào nhà máy và thiết bị giảm 6,9% và xuất khẩu, nhập khẩu cũng giảm lần lượt 3,1% và 1,6%.

Dự kiến trong năm nay, GDP Đức sẽ giảm 6,3%.

Theo nhận định của giới chuyên gia, nền kinh tế Đức phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu công nghiệp, lĩnh vực chịu ảnh hưởng kinh khủng do dịch COVID-19 bùng phát, sự bất ổn do Brexit và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mang lại. Nhìn lại năm 2019, Đức ghi nhận mức tăng trưởng bằng 0.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Return to top