Thế giới

Đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốn

ClockThứ Tư, 29/04/2020 07:39
TTH.VN - Thống kê từ trang Worldometer cập nhật đến 5 giờ sáng nay (29/4) cho thấy, thế giới hiện đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca nhiễm COVID-19, với số người tử vong là hơn 216 nghìn người và hơn 950 nghìn ca bệnh đã phục hồi.

Ngày Dân số Thế giới 2019: Dân số thế giới dự kiến ​​đạt mốc 8,6 tỷ vào năm 2030Có thể giảm 67 triệu ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm nhờ các biện pháp tránh thai hiện đạiPháp: Hàng chục ngàn người tuần hành lên án bạo lực gia đình

Thiếu các biện pháp tránh thai và khó tiếp cận với kế hoạch hoá gia đình do đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốn. Ảnh: Shutterstock

Bênh cạnh những tác động sức khoẻ và kinh tế nghiêm trọng, dữ liệu vừa được Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) công bố hôm qua cũng chỉ ra rằng, các lệnh hạn chế và phong toả ở nhiều nước, cùng với sự gián đoạn lớn đối với các dịch vụ y tế trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến 7 triệu ca mang thai ngoài ý muốn trong những tháng tới.

Theo ước tính của Quỹ Dân số LHQ, số lượng phụ nữ không thể tiếp cận với kế hoạch hóa gia đình hoặc đối mặt với việc mang thai ngoài ý muốn, bạo lực và các hành vi gây hại khác, có thể tăng vọt lên hàng triệu người do cuộc khủng hoảng COVID-19.

Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số LHQ cho biết, dữ liệu mới này cho thấy tác động thảm khốc mà COVID-19 có thể sớm gây ra đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu.

Nhiều dịch vụ bị hạn chế

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi UNFPA, phối hợp với Avenir Health, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) và Đại học Victoria (Australia), đại dịch COVID-19 đang gây ra sự bất bình đẳng ngày càng sâu sắc, với những tác động to lớn đối với phụ nữ và trẻ em gái khi các hệ thống y tế trở nên quá tải và nhiều cơ sở đóng cửa, hoặc chỉ cung cấp một số dịch vụ rất hạn chế. Đồng thời, nhiều phụ nữ và trẻ em gái cũng đang bỏ qua các cuộc kiểm tra y tế quan trọng vì sợ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt đáng kể các biện pháp tránh thai, trong khi bạo lực trên cơ sở giới dự kiến ​​sẽ còn gia tăng khi phụ nữ bị mắc kẹt ở nhà trong thời gian dài bởi các lệnh phong toả.

UNFPA ước tính, trên toàn cầu hiện có khoảng 450 triệu phụ nữ ở 114 quốc gia thu nhập thấp và trung bình sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong bối cảnh đó, nếu các dịch vụ y tế vẫn bị gián đoạn và đóng cửa liên tục trong 6 tháng, khoảng 47 triệu người ở các quốc gia này có thể không thể tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại, dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốn. Cũng sẽ có thêm 31 triệu trường hợp bạo lực trên cơ sở giới trong cùng thời kỳ, và con số này dự kiến sẽ tăng thêm 15 triệu trường hợp nữa ​​nếu lệnh phong toả vẫn tiếp tục kéo dài thêm 3 tháng nữa.

Tương tự, thêm 13 triệu cuộc hôn nhân trẻ em có thể diễn ra trong thập kỷ hiện nay khi cuộc khủng hoảng đã phá vỡ những nỗ lực ngăn chặn vấn nạn này.

Phụ nữ và trẻ em gái là ưu tiên hàng đầu

UNFPA hiện đang làm việc với các chính phủ và đối tác để ưu tiên các nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản trong đại dịch. Cơ quan này tập trung vào việc tăng cường các hệ thống y tế, mua sắm và cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ nhân viên y tế, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản và giới tính, và thúc đẩy truyền thông về các rủi ro và sự tham gia của cộng đồng.

Sức khỏe và quyền sinh sản của phụ nữ phải được bảo vệ bằng mọi giá. Các dịch vụ phải tiếp tục; hàng cung ứng phải được phân phối; và những người yếu thế phải được bảo vệ và hỗ trợ.

Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số LHQ (UNFPA)

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top