Thế giới

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á

ClockThứ Ba, 06/04/2021 10:06
Đại sứ quán đã nêu quan ngại trước thực trạng công dân Việt Nam tại Mỹ và người gốc Việt đã và đang chịu một số hình thức phân biệt đối xử, kỳ thị và thậm chí bạo lực liên quan đến nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Tuần hành phản đối tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á tại MỹPhó Tổng thống Mỹ tuyên bố sát cánh cùng cộng đồng người Mỹ gốc Á sau vụ xả súng

Ảnh minh họa: AP

Thời gian qua, tình trạng phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng người gốc châu Á, trong đó có người gốc Việt và công dân Việt Nam tại Mỹ trong đại dịch Covid-19 ngày càng gia tăng. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã nhiều lần trao đổi, vận động Chính quyền, Quốc hội liên bang và các tiểu bang của Mỹ bảo đảm an ninh, an toàn và quyền tiếp cận đầy đủ các dịch vụ về y tế, giáo dục, việc làm cho công dân và cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ.

Trong trao đổi với Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao và các ủy ban của Quốc hội, Đại sứ quán đã nêu quan ngại trước thực trạng công dân Việt Nam tại Mỹ và người gốc Việt đã và đang chịu một số hình thức phân biệt đối xử, kỳ thị và thậm chí bạo lực liên quan đến nguồn gốc của đại dịch Covid-19, trong đó có việc một số cơ sở kinh doanh của người Việt bị cướp phá, người gốc Việt gặp khó khăn trong tiếp cận việc làm, dịch vụ công, nghiêm trọng nhất là các vụ việc người gốc Việt bị hành hung, tấn công nơi công cộng gần đây.

Đại sứ quán luôn nhấn mạnh đóng góp tích cực của cộng đồng người gốc Việt và công dân Việt Nam tại Mỹ đối với sở tại, đặc biệt là sự cống hiến của nhiều người gốc Việt trên các tuyến đầu để đảm bảo sức khỏe, an ninh và phúc lợi cho người dân trên khắp Mỹ trong thời kỳ đại dịch này.

Đại sứ Việt Nam cùng Đại sứ các nước ASEAN tại thủ đô Washington cũng đã gửi thư đến Ngoại trưởng Anthony Blinken, đồng gửi Hội đồng An ninh quốc gia, lên án các hành động kỳ thị, phân biệt chủng tộc chống lại người gốc Á tại Mỹ và đề nghị Chính quyền sở tại tiếp tục các biện pháp xử lý vấn đề kỳ thị người gốc Á, trong đó có bảo đảm an ninh, quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ an sinh xã hội khác.

Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam đã gửi thư đến các nghị sĩ quốc hội Mỹ, đề nghị các nghị sỹ có tiếng nói hỗ trợ chấm dứt tình trạng kỳ thị đối với công dân và người gốc Việt tại Mỹ. Các cơ quan Hội đồng an ninh quốc gia, Bộ Ngoại giao của Mỹ đã ghi nhận ý kiến của Đại sứ quán Việt Nam và các nước ASEAN tại thủ đô Washington, cam kết tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người gốc Á tại Mỹ.

Cùng với nỗ lực vận động sở tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ liên tục duy trì các kênh thông tin, hỗ trợ 24/7 nhằm theo sát tình hình và kịp thời bảo hộ, hỗ trợ cộng đồng và công dân Việt Nam.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường
Đẩy lùi bạo lực gia đình

Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã và đang có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên cơ sở giới, các hoạt động vì phụ nữ yếu thế.

Đẩy lùi bạo lực gia đình
Return to top