Thế giới

Dân Trung Quốc phát phiền vì múi giờ

ClockThứ Bảy, 18/06/2016 14:28
Ở Trung Quốc có những ngày, ở một số nơi đến 10 giờ trưa hoặc muộn hơn mặt trời mới mọc, trong khi có những nơi người dân 2 giờ chiều, thậm chí 4 giờ chiều mới ăn trưa nếu không vội. Một múi giờ duy nhất cho cả một lãnh thổ rộng lớn đang khiến người dân Trung Quốc gặp không ít phiền phức.

Một cảnh ở Urumqi, Trung Quốc 

Mặc dù lãnh thổ trải dài qua nhiều kinh tuyến nhưng Trung Quốc hiện chỉ dùng một múi giờ duy nhất là múi giờ Bắc Kinh (GMT+8). Đó là lý do tại sao khi mặt trời mọc ở Tử Cấm Thành, thì cách đó hơn 3.000km, ở Urumqi (khu vực tự trị Tân Cương), các vì sao trên trời vẫn còn lấp lánh.

Tình trạng lệch đồng hồ sinh học này có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ. “Rất khó để điều chỉnh. Tôi thường nghĩ rằng chúng tôi có lẽ là những người duy nhất ăn tối vào nửa đêm”, Gao Li, một công nhân môi trường ở Urumqi cho biết.

Trường học, sân bay, ga tàu cũng hoạt động với giờ giấc hết sức oái oăm. Các kỳ thi quốc gia thi thoảng thậm chí diễn ra khi trời đã tối mịt, nhiều nhà hàng vẫn mở cửa phục vụ bữa tối dù đêm đã xuống.

Ở Tân Cương, các nhóm dân cư đã sử dụng những giờ giấc khác nhau. Trong khi người Duy Ngô Nhĩ có xu hướng điều chỉnh đồng hồ sớm hơn 2 tiếng, thì nhóm khác lại sử dụng múi giờ Bắc Kinh phổ biến. Điều này gây cản trở, mệt mỏi và bực dọc đặc biệt với giới trẻ ở đây khi họ tham gia các hoạt động chung.

Jin Xiaolong, một giáo viên thể dục 28 tuổi, chia sẻ rằng lịch làm việc của anh với những người đồng nghiệp Duy Ngô Nhĩ thực sự là một thách thức.

“Tôi thường tới sớm, và luôn trong tình trạng một mình. Khi đi ăn ở một nhà hàng nào đó, tôi lại phải chờ đợi thêm, và rốt cuộc là tôi phải bắt đầu tự rèn luyện tính kiên nhẫn”, Jin nói.

Năm 1912, Trung Quốc vốn có nhiều múi giờ khác nhau, trải dài từ múi giờ GMT+5:30 đến GMT+8:30. Nhưng đến năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông quyết định sử dụng một múi giờ duy nhất với hy vọng thống nhất đất nước.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top