Thế giới

Để Australia định hình tương lai chung với Đông Nam Á

ClockThứ Năm, 24/02/2022 06:56
TTH.VN - Australia đang ngày càng dành nhiều ưu tiên hơn cho khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, Australia công bố cam kết tài trợ lớn nhất cho khu vực kể từ trận sóng thần xảy ra hồi năm 2004.

Australia hỗ trợ các đối tác Đông Nam Á ứng phó với biến đổi khí hậuNhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao chưa từng thấyAustralia săn nhân sự làm việc từ xa ở Việt NamAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam ÁViệt Nam yêu cầu không quân sự hóa ở Biển Đông

Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu. Ảnh minh họa: Guardian/Báo Dân trí

Năm 2020, Australia công bố cam kết tài trợ lớn nhất cho khu vực kể từ trận sóng thần xảy ra hồi năm 2004. Điều này tiếp tục diễn ra vào năm 2021, với Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, được thống nhất với Malaysia  và sau đó là với ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Australia hằng năm diễn ra lần đầu tiên.

Liệu hoạt động này có dẫn đến sự gắn bó sâu sắc giữa Australia và Đông Nam Á không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc cốt yếu vào mức độ phù hợp của Australia với các nhu cầu và lợi ích của Đông Nam Á. Sự liên kết cao hơn sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết ngày càng tăng, trong khi sự khác biệt sẽ khiến Australia và Đông Nam Á ngày càng xa nhau.

Để Australia định hình tương lai chung với Đông Nam Á, Australia cần:

Không coi Đông Nam Á là sân khấu của sự cạnh tranh giữa các cường quốc

Australia cần tránh những câu chuyện coi khu vực Đông Nam Á như một chiến trường. Khu vực hoàn toàn không muốn tham gia vào các cuộc cạnh tranh và muốn được đánh giá với đúng giá trị.

Lời khuyên nhất quán với Australia là đối xử với các đối tác Đông Nam Á như những chủ thể tự trị, phù hợp với quan điểm của các nước trong khu vực, rằng họ không muốn coi mình là nạn nhân của những thay đổi địa chính trị và địa chiến lược.

Đáp ứng các ưu tiên của Đông Nam Á

Thông điệp thứ hai Australia cần bám sát là tập trung sự tham gia của Australia vào các nhu cầu của khu vực.

Cụ thể, sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu trước mắt là phục hồi. Vấn đề này được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá là không đồng đều. Các tác động của COVID-19 là thách thức lớn và kéo dài đối với các vấn đề như thất nghiệp, bất bình đẳng và sức khỏe tâm thần.

Với nguồn lực còn hạn chế, Australia cần phải có chiến lược nếu muốn tạo nên những đóng góp có giá trị. Điều này có nghĩa là tập trung vào một lĩnh vực mới nổi như kỹ thuật số và công nghệ, đồng thời đầu tư một cách thông minh...

Kết nối trên cơ sở của các mối quan tâm chung

Cuối cùng, Australia cần kết nối, gắn kết với khu vực dựa trên lợi ích chung, mối quan tâm chung. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong cách lập luận từ “những gì Đông Nam Á cần từ Australia” sang “các lợi ích chung có thể thúc đẩy mối quan hệ đôi bên cùng có lợi”.

Trong đó, cần tập trung hơn vào các nguyên tắc chung để hợp tác như tôn trọng chủ quyền quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng các hành vi cưỡng ép và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, Australia cũng có thể mở rộng sức ảnh hưởng của mình từ chính phủ, sang đến quan tâm đối với người dân trong khu vực Đông Nam Á thông qua sự tham gia của xã hội dân sự. Mặc dù không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, song điều quan trọng là phải tiếp tục thực hiện các mục tiêu nhân quyền đã nêu, bao gồm cả việc hợp tác và gắn kết với xã hội dân sự.

Khi hợp tác với khu vực Đông Nam Á, cả về phương diện khu vực và song phương, Australia nên củng cố một cách nhất quán về việc tập trung vào các lợi ích chung và quan hệ đối tác với khu vực. Dẫn lời tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Australia năm 2018 rằng: Chúng ta là những đối tác với vai trò quan trọng trong một khu vực năng động, đang trải qua những thay đổi lớn. Chúng ta cam kết tăng cường hành động chung để hình thành một khu vực an ninh và thịnh vượng cho người dân của các nước.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters và người đồng cấp phía Thái Lan là Ngoại trưởng Maris Samgiampongsa vừa diễn ra tại Auckland (New Zealand), hai nước đã đặt ra mốc thời gian táo bạo rằng năm 2026 sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên mốc “Quan hệ đối tác chiến lược”.

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Return to top