Thế giới

Doanh nghiệp nhỏ của ASEAN ưu tiên đầu tư nhiều hơn vào công nghệ

ClockThứ Năm, 02/07/2020 20:36
TTH - Theo thông tin đăng tải trên trang Business Times, đầu tư công nghệ là ưu tiên đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ ở Đông Nam Á trong năm nay.

ASEAN tổn thất hàng tỷ USD do nạn đánh bắt cá bất hợp phápASEAN thông qua tuyên bố về ‘vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng’ASEAN và Quỹ châu Á hỗ trợ kỹ năng cho 200.000 doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ của ASEAN ưu tiên đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Ảnh minh họa: Hà Nội mới

Ưu tiên này cũng được áp dụng ngay cả với các doanh nghiệp nhỏ đang đối mặt với những lo ngại về dòng tiền, United Overseas Bank (UOB) và Dun&Bradstreet cho biết sau khi thăm dò khoảng 1.000 doanh nghiệp nhỏ với doanh thu hằng năm là 20 triệu USD hoặc thấp hơn ở 5 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo khảo sát, công nghệ được xếp hạng ưu tiên đầu tư hàng đầu trong năm 2020, chiếm 64% lựa chọn của các doanh nghiệp. Theo sau đó là ưu tiên đầu tư phát triển kỹ năng nhân viên (51%) và đầu tư máy móc, thiết bị (40%). Trong số 5 quốc gia được hỏi, Thái Lan có tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ trong năm 2020 cao nhất, chiếm 71%, tiếp theo là Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%) và Malaysia (59%)...

Mặc dù 88% các doanh nghiệp đã hạ thấp kỳ vọng về doanh thu trong năm 2020, nhưng 44% vẫn có kế hoạch tăng ngân sách công nghệ tổng thể.

“Điều này cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ của ASEAN đang nhìn xa hơn những thách thức hiện tại và đã sẵn sàng áp dụng công nghệ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và hoạt động, phát triển bền vững của mình”, biên bản kết quả khảo sát của UOB và Dun&Bradstreet ghi rõ.

Giám đốc điều hành dịch vụ tài chính của tập đoàn Accenture khu vực ASEAN Divyesh Vithlani cho biết, sự tập trung vào công nghệ giữa các doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ được tăng cường hơn nữa, nhất là khi nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị “quay trở lại đường đua” sau một gian đoạn rất khó khăn và đang tìm cách tự tái tạo để đảm bảo khả năng cạnh tranh và phục hồi.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top