Thế giới

Doanh thu thuế ở châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19

ClockThứ Tư, 27/07/2022 16:46
TTH.VN - Doanh thu thuế trung bình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm xuống 19,1% GDP trong năm 2022 từ mức 20,3% của năm 2019 do hậu quả của đại dịch COVID-19, khiến tỷ lệ thuế trên GDP trung bình của khu vực thấp hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và của khu vực Mỹ Latinh và Caribe (LAC), báo cáo mới nhất của OECD cho thấy.

Mỹ kêu gọi nhiều quốc gia tham gia thỏa thuận thuế toàn cầu

Việt Nam có tỷ lệ thuế trên GDP trung binh là 22,7%. Ảnh minh hoạ: Tapchitaichinh

Cụ thể, tỷ lệ thuế trên GDP (thước đo thu nhập từ thuế của một quốc gia so với quy mô nền kinh tế được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)) đã giảm ở 19 trong số 26 nền kinh tế đã ghi nhận dữ liệu năm 2020. Mức giảm trung bình chung là 1,2 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thuế trên GDP trung bình của OECD tăng 0,1 điểm phần trăm lên 33,5% từ năm 2019 đến năm 2020, trong khi tỷ lệ thuế trên GDP trung bình ở khu vực LAC giảm 0,8 điểm phần trăm xuống còn 21,9%.

Từ năm 2019 đến năm 2020, doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 0,1 điểm phần trăm ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi mức giảm được quan sát thấy ở OECD là -0,4 điểm phần trăm và khu vực LAC là -0,2 điểm phần trăm, báo cáo lưu ý.

Theo OECD, chỉ có 7 trong số 18 quốc gia châu Á có tỷ lệ thuế trên GDP bằng hoặc cao hơn mức trung bình của châu Á - Thái Bình Dương là 19,1% vào năm 2020, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 với tỷ lệ thuế trên GDP là 22,7%, xếp sau Nhật Bản (31,4%) và Hàn Quốc (28%). Bốn quốc gia còn lại lần lượt là Mông Cổ (21,2%), Campuchia (20,2%), Trung Quốc (20,1%) và Maldives (19,1%).

Trong khi đó ở Thái Bình Dương, có 6 nền kinh tế ghi nhận tỷ lệ thuế trên GDP cao hơn mức trung bình của châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm Australia, Quần đảo Cook, Nauru, New Zealand, Samoa và Tokelau) trong khi 4 nền kinh tế khác thấp hơn mức này là Papua New Guinea, Vanuatu, Fiji và quần đảo Solomon.

Doanh thu từ thuế thu nhập cá nhân không thay đổi tính theo tỷ lệ phần trăm GDP bình quân ở châu Á - Thái Bình Dương và khu vực LAC, trong khi tăng 0,3 điểm phần trăm ở OECD.

Báo cáo thống kê doanh thu ở châu Á - Thái Bình Dương do Trung tâm Quản lý và Chính sách Thuế của OECD và Trung tâm Phát triển OECD phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Quản lý thuế các đảo Thái Bình Dương và cộng đồng Thái Bình Dương. Báo cáo cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Ireland, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024
Việt Nam giành ngôi đầu bảng

Trong trận đấu ở bảng B tối 15/12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), dù được đánh giá cao hơn Indonesia về mọi mặt, đội tuyển Việt Nam khá vất vả mới giành trọn ba điểm nhờ sự tỏa sáng của đội trưởng Quang Hải.

Việt Nam giành ngôi đầu bảng
Return to top