Thế giới

Động lực mạnh mẽ để hoàn thiện hiệp định RCEP

ClockThứ Bảy, 14/09/2019 10:03

Phiên đàm phán Hiệp định RCEP tiếp theo sẽ diễn ra tại Việt NamPhiên họp bàn về RCEP kết thúc mà không đạt được tiến bộ đáng kể

Lãnh đạo 10 nước ASEAN và 6 quốc gia đối tác cam kết nỗ lực hoàn thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực trong năm 2019. Ảnh: Tuổi trẻ Online

Cam kết và kỳ vọng

Tại buổi gặp song phương giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và người đồng cấp phía Malaysia Mahathir Mahamad vừa diễn ra, lãnh đạo hai nước đã tái khẳng định cam kết chính trị rằng sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành và tiến đến ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) càng sớm càng tốt.

Cùng chung mục tiêu này, nhìn lại một tháng trước, trong buổi hội đàm song phương giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Hà Nội, hai vị lãnh đạo cũng đồng quan điểm rằng RCEP cần được hoàn thành trong năm nay.

Nhìn chung, chuỗi động lực chính trị và kỳ vọng về việc thông qua RCEP trong năm nay là rất lớn, song vẫn đi đôi cùng một số khó khăn nhất định. Kết quả cuối cùng sẽ diễn ra khi nào vẫn chưa thể xác định chính xác. Điều này được thể hiện rõ nhất khi quá trình đàm phán tiến trình khá chậm chạp, do còn nhiều bất đồng giữa các đối tác đối thoại của ASEAN.

Trong một phát biểu có liên quan, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing nhận định: “Với cam kết chính trị được thiết lập giữa các nước, chúng ta có thể hoàn thành thỏa thuận vào cuối năm nay. Nếu không sẽ là đầu năm sau”.

Có thể nói, với động lực chính trị cao, thỏa thuận này rất có tương lai. Tất cả các bên tham gia đàm phán đều hiểu rằng RCEP không chỉ là công cụ đa phương để giảm thiểu rủi ro kinh tế, yếu tố dẫn đến căng thẳng thương mại leo thang, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị thống nhất và mạnh mẽ để bảo vệ và duy trì một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, toàn diện dựa trên quy tắc.

Tái khẳng định vai trò của RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia đối tác, bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Trước những ý kiến và yêu cầu cứng rắn của Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đồng thời là Bộ trưởng Bộ Luật pháp Singapore Shanmugam khẳng định, Ấn Độ nên linh hoạt và tự tin hơn để có những bước đi táo bạo. Lợi ích dài hạn nên được coi trọng hơn lợi ích ngắn hạn. Tương lai của Ấn Độ có mối liên hệ sâu sắc với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. RCEP sẽ kết nối hơn nữa Ấn Độ với khu vực năng động, đầy tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế này.

Được biết, mục tiêu của RCEP là đạt được thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và các bên đều cùng có lợi, đồng thời cũng nhắm đến xây dựng môi trường đầu tư và thương mại cởi mở để tạo điều kiện thuận lợi mở rộng đầu tư và thương mại trong khu vực, cùng lúc đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.

RCEP được xây dựng trên các mối quan hệ kinh tế hiện đại, mục đích chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế công bằng, thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng khả năng hội nhập sâu rộng trong khu vực.

Trong thời điểm mọi vấn đề đều bất ổn và không chắc chắn, việc thông qua hiệp định RCEP đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của toàn châu Á. Hiệp định sẽ phát đi một tín hiệu rõ ràng cho các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương rằng các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mạng lưới xuất khẩu. Hội nhập sâu rộng trong khu vực sẽ giảm thiểu rủi ro gây ra do thế giới bị phân mảng.

Phát biểu về ý kiến này, Campuchia, với tư cách là một nước nhỏ hoàn toàn ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Thúc đẩy một hệ thống đa phương toàn diện, cởi mở, hiệu quả và dựa trên quy tắc đã và đang trở thành một trong những mục tiêu về chính sách đối ngoại quan trọng của đất nước.

Nói tóm lại, việc hoàn thiện và thông qua RCEP sẽ giúp tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm của ASEAN trong việc định hình kiến trúc kinh tế khu vực. Đây là thời điểm để ASEAN tăng gấp đôi nỗ lực xây dựng rộng rãi sự đồng thuận chính trị, tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình đàm phán. RCEP được các lãnh đạo và giới chuyên gia nhận định là chất gắn kết sự vững chắc trong chiến lược và chính trị, đặc biệt trong bối cảnh trật tự kinh tế thế giới suy thoái và hệ thống thương mại đa phương cũng vậy. Do đó, RCEP là công cụ tốt và vô cùng cần thiết để chống lại ý định và cám dỗ từ bất kỳ quốc gia nào muốn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Return to top