Thế giới

Đông Nam Á học hỏi công nghệ của Israel để cải thiện kỹ thuật canh tác

ClockThứ Hai, 21/06/2021 17:11
TTH - Theo thông tin đăng tải trên trang Nikkei Asia, các công ty công nghệ nông nghiệp của Israel đang tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới tại thị trường Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam và Philippines đang hướng đến Trung Đông để thúc đẩy sản xuất lương thực.

Kinh nghiệm về công nghệ nông nghiệp của Israel sẽ giúp khu vực Đông Nam Á phát triển kỹ thuật canh tác trong tương lai. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân Điện tử

Được biết, những đổi mới về công nghệ nông nghiệp của Israel ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các cộng đồng nông dân ở Đông Nam Á thông qua các chương trình hợp tác nông nghiệp song phương.

Cụ thể, Israel đã mở rộng hợp tác giữa nước này với Thái Lan thông qua cột mốc khai trương nhà kính thứ hai tại tỉnh Phetchaburi vào tháng 10/2020. Dự án nhà kính được trang bị hệ thống tưới tiêu và phun nước của Israel, được thiết kế nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Đồng thời, tại đây cũng có nhiều chuyên gia Israel – những người đã giúp nông dân Thái Lan áp dụng công nghệ vào trồng trọt.

Trong một ví dụ khác liên quan đến cam kết song phương, Việt Nam cũng chuẩn bị ký kết Hiệp định Hợp tác Lao động với Israel ngay trong năm nay. Theo thỏa thuận, lao động Việt Nam sẽ được sang Israel để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này.

Tương tự Thái Lan, Việt Nam cũng có các nhà kính do Israel hỗ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc, nơi mà các nông dân đã trồng thành công một số loại cây bằng kỹ thuật thủy canh.

Trong đó, những gì Israel cung cấp thường là công nghệ, có thể nhìn thấy là công nghệ tưới nước nhỏ giọt có khả năng lọc tốt hơn, hệ thống mới tạo thẩm thấu ngược, tích hợp khả năng sử dụng nước hiệu quả hơn, ít phụ thuộc vào năng lượng hơn...

Khi Đông Nam Á phải vật lộn với các mối đe dọa về an ninh lương thực do biến đổi khí hậu và gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19, kinh nghiệm của Israel về nông nghiệp đã thu hút được sự chú ý của một số quốc gia đang tìm kiếm cách thức tăng cường hoạt động canh tác.

James Lambert, Giám đốc Cố vấn Kinh tế châu Á của Oxford Economics cho biết: “Khi khu vực Đông Nam Á đang nổi lên mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19, điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất để ngành nông nghiệp thực phẩm có thể tái thiết thành công”.

Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của mình với khu vực, sự hiện diện của Israel đối với ngành nông nghiệp thực phẩm của Đông Nam Á được dự đoán sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai, ngay cả trong xã hội phi nông nghiệp như Singapore.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei Asia News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Return to top