Thế giới

Đông Nam Á và cơn sốt trà sữa trân châu

ClockThứ Bảy, 28/12/2019 07:43
TTH.VN - Trà sữa trân châu là món đồ uống được phục vụ lần đầu tiên ở Đài Loan vào những năm 1980 và đến nay, trà sữa đã và đang trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Mỹ lần đầu sửa lại bài thi nhập tịch trong 10 nămSinh viên nước ngoài tại Hàn Quốc có thể phải nộp phí bảo hiểm cao gấp 7 lầnPháp đẩy nhanh điều tra nguyên nhân cháy Nhà thờ Đức Bà ParisSửa chữa thành công hộp đen chuyến bay MS804Hộp đen của máy bay MS804 được đưa sang Pháp để sửa chữaNga có thể sửa đổi quy định hàng không dân dụng sau vụ FZ981

Ngày càng nhiều người dân Đông Nam Á nghiện trà sữa trân châu. Ảnh minh họa: Vnexpress

Trong một bài viết gần đây của Grab với tiêu đề “Cơn sốt trà sữa trân châu ở GrabFood”, công ty công nghệ này đã nhấn mạnh sự ám ảnh đang ngày càng tăng của người dân Đông Nam Á với loại đồ uống này.

Mức tiêu thụ khủng khiếp

Theo dữ liệu thống kê của Grab, lượng đặt hàng trà sữa trân châu thông qua ứng dụng trên toàn khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến mức tăng 3.000% trong năm 2018. Ngoài ra, trung bình mỗi người dân Đông Nam Á tiêu thụ khoảng 4 cốc trà sữa trân châu/tháng. Xét về từng quốc gia, Thái Lan xếp vị thứ đầu tiên với tỷ lệ 6 cốc/người/tháng, theo sau đó là Philippines 4 cốc và Malaysia, Singapore, Việt Nam và Indonesia với tỷ lệ 3 cốc/người/tháng. Các hương vị yêu thích là hạt dẻ, topping yêu thích là trân châu và thời điểm đặt hàng nhiều nhất là vào bữa trưa.

Món đồ uống không có lợi cho sức khỏe

Với thành phần chính là trà, sữa và đường nâu, nhiều người lầm tưởng rằng đây là một món có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trà sữa trân châu lại chứa một số thành phần như đường, chất tạo ngọt và hương liệu. Malina Malkani thuộc Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ) cho biết đây là một món có hàm lượng calo cao, song lại rất ít protein và chất xơ.

Với trân châu làm từ bột sắn, có hàm lượng Carbohydrate cao, được nấu trong nước đường trong vòng 3 giờ, cộng thêm lượng đường được thêm vào trong quá trình pha chế có thể khiến mỗi ¼ cốc trà sữa có thể chiếm đến 160 calo.

Theo nhận định của các chuyên gia, những thực phẩm có lượng Carbohydrat cao có thể gây nên một chế độ ăn uống không lành mạnh.

Không dừng lại ở đó, hàm lượng đường trong trà sữa trân châu cực kỳ cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi một cốc trà sữa đường nâu hoặc trà sữa trân châu đường đặt hàng với 100% các nguyên liệu có thể chứa tương ứng 18,5 – 20,5 muỗng cà phê đường.

Lâu nay, đồ uống có đường được biết đến là nguyên nhân gây nên chứng tăng cân, béo phì và nhiều chứng bệnh khác như tiểu đường, tim, đột quỵ và ung thư.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người, đặc biệt là người dân Đông Nam Á đang trở nên nghiện trà sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ trà sữa trân châu một cách điều độ và lựa chọn những món ít đường, ít calo. Tuyên bố được đưa ra khi một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ không quá 8 muỗng đường/ngày, trong khi con số này cho trẻ em là không quá 5 muỗng/ngày. Cùng với đó, các thương hiệu trà sữa cũng nên xem xét cải tiến các phiên bản trà sữa có lợi hơn cho sức khỏe mà vẫn không đánh mất hương vị đặc trưng và hấp dẫn khiến thức uống này trở nên phổ biến tại thị trường Đông Nam Á.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”
Return to top