Thế giới

Đồng won Hàn Quốc sẽ được sử dụng trong giao dịch thương mại với ASEAN

ClockThứ Năm, 11/01/2024 07:29
Các nguồn tin tài chính ngày 9/1 cho hay các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ có thể thực hiện thanh toán bằng đồng won Hàn Quốc cho các đối tác thương mại tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sớm nhất là từ nửa cuối năm 2024.
 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, phương thức thanh toán mới nhằm mục đích cắt giảm phí giao dịch lớn được tính khi chuyển đổi đồng won Hàn Quốc sang loại tiền khác, thường là đồng USD hoặc ngược lại, đồng thời hạn chế rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái biến động. Kế hoạch này đã được đề cập trong định hướng chính sách kinh tế năm 2024 được Bộ Kinh tế và Tài chính (MOEF) và các bộ liên quan khác của Hàn Quốc công bố tuần trước. MOEF đang nỗ lực cải tiến các quy định về trao đổi tiền tệ trong nửa đầu năm 2024 để thực hiện kế hoạch.

Một nguồn tin cho biết: “Do thực tế các giao dịch thương mại sử dụng đồng won Hàn Quốc rất hiếm nên phương thức thanh toán mới cho thấy đồng won được đánh giá là đồng tiền đáng tin cậy và ổn định bên cạnh các loại tiền tệ chính”. Theo nguồn tin này, nhu cầu đối với đồng nội tệ của Hàn Quốc đang tăng cao ở các nước ASEAN trong bối cảnh thương mại với Hàn Quốc đang phát triển nhanh chóng.

Sau khi phương thức thanh toán mới được áp dụng, các công ty Hàn Quốc có thể giao hoặc nhận số tiền giao dịch bằng đồng won Hàn Quốc thông qua chi nhánh ngân hàng Seoul từ các quốc gia ASEAN tương ứng. Về lâu dài, MOEF cũng đang tìm cách mở rộng việc sử dụng đồng tiền của Hàn Quốc trong thương mại với các nước ở các khu vực khác.

 

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top