Thế giới

Dự báo các nền kinh tế thành viên APEC sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau

ClockThứ Ba, 14/11/2023 09:58
Tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo sẽ giảm trong năm 2024 và ở dưới mức trung bình toàn cầu.
 Áp phích chào mừng Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 trên đường phố ở San Francisco, California (Mỹ) ngày 9/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Nguyên nhân một phần là do lãi suất cao làm chậm tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc và điều này tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của thế giới nói chung. 

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, cơ quan hỗ trợ chính sách của Ban Thư ký APEC đã đưa ra dự báo mới trước thềm Tuần lễ cấp cao APEC năm 2023 tại San Francisco. Dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 21 nền kinh tế thành viên APEC sẽ giảm xuống còn 2,8% vào năm 2024, từ mức 3,3% được dự báo cho năm 2023. Tốc độ tăng trưởng GDP của APEC sẽ đạt trung bình 2,9% trong năm 2025 và 2026, thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 3,2%.

Một số những rủi ro chính làm suy giảm tăng trưởng ở khu vực Vành đai Thái Bình Dương là lạm phát dai dẳng liên quan đến hạn chế xuất khẩu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến giá gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác tăng, cũng như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng phân bón. Việc kiềm chế lạm phát có thể đòi hỏi các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại hàng hóa giữa các nền kinh tế thành viên APEC dự báo sẽ phục hồi vào năm 2024, sau khi gần như không thay đổi trong năm nay với mức tăng trưởng 4,3% đối với xuất khẩu hàng hóa và 3,5% đối với nhập khẩu hàng hóa. Tăng trưởng của cả xuất khẩu và nhập khẩu cũng được dự báo sẽ đạt đỉnh 4,4% vào năm 2025, sau đó giảm nhẹ vào năm 2026 do sự phân mảnh về địa chính trị khiến các mối quan hệ cung ứng lâu đời bị phá vỡ.

Theo ông Carlos Kuriyama, giám đốc đơn vị hỗ trợ chính sách APEC, các số liệu cho thấy điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc phải giải quyết những khác biệt sau nhiều năm tranh chấp thuế quan và hạn chế xuất khẩu. Những biện pháp này đang làm tăng chi phí trong chuỗi cung ứng, vốn trước đây được tối ưu hóa để đạt hiệu quả.

Tuần lễ cấp cao APEC sẽ diễn ra từ 11 - 17/11 tại San Francisco, bang California, với sự tham gia của các quan chức, bộ trưởng cấp cao Mỹ cùng hàng nghìn đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến
Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Return to top