Thế giới

Đức bước vào cuộc bầu cử lịch sử, kết thúc “kỷ nguyên Merkel”

ClockChủ Nhật, 26/09/2021 18:29
TTH.VN - Hôm nay (26/9), hàng triệu người Đức đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử sẽ thay đổi bộ mặt nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung, khi Thủ tướng Angela Merkel chuẩn bị rời nhiệm sở sau 16 năm cầm quyền.

Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướngThủ tướng Đức không tái tranh cử mà tập trung chống dịch Covid-19

Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử Đức ngày 26/9. Ảnh: AFP/Kinhtedothi

299 điểm bỏ phiếu trên khắp nước Đức mở cửa đón cử tri từ 8 giờ đến 18 giờ ngày 26/9 theo giờ địa phương (tức 13 giờ - 23 giờ cùng ngày, theo giờ Hà Nội), nhưng nhiều người có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy dường như kết quả sơ bộ sẽ được công bố ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Tuy nhiên, kết quả chính thức sẽ phải đợi thêm vài tuần nữa.

Các cuộc bầu cử gần đây ở Đức đã không tạo ra bất kỳ bất ngờ thực sự nào và việc bà Merkel tái đắc cử thường được đảm bảo. Tuy nhiên, kể từ khi Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ không tái tranh cử, cuộc đua bầu cử đã trở nên cạnh tranh hơn khi các cử tri buộc phải tìm kiếm một lãnh đạo mới.

Các cuộc thăm dò cử tri trong thời gian chuẩn bị bầu cử đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia cũng như công chúng. Đảng Xanh đã có thời điểm dẫn đầu trong các cuộc thăm dò hồi tháng 4, sau đó bị Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) vượt qua. Trong những tuần gần đây, đảng này đã rất nỗ lực để giữ vững vị trí dẫn đầu.

Trong khi đó, liên minh bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng đương nhiệm Merkel gồm Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo đã không thể bứt phá và các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đảng này đang ở vị trí thứ hai sau SPD.

Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ giữa các đảng không quá cách biệt. Các cuộc thăm dò trong tuần trước cho thấy SPD chiếm khoảng 25% phiếu bầu và CDU-CSUkhoảng 22%, trong khi Đảng Xanh sở hữu khoảng 16% người ủng hộ. Tiếp sau đó là Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp với 11%, và Đảng Dân túy cực hữu Thay thế cho Đức (AfD) có cùng tỷ lệ phiếu bầu. 

Chính phủ liên minh

Theo các chuyên gia phân tích, cuộc bỏ phiếu năm 2021 ở Đức sẽ một lần nữa rất khó dự đoán vì nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự chia rẽ trong các cuộc bỏ phiếu cho thấy không có người chiến thắng rõ ràng và số lượng phiếu bầu qua thư dự kiến ​​trong năm nay.

Bỏ phiếu bằng thư vốn đã phổ biến ở Đức từ trước đại dịch nhưng các nhà tổ chức bầu cử dự kiến lần này sẽ có tới 50% số phiếu bầu được gửi bằng thư, tăng từ mức 28,6% trong cuộc bầu cử năm 2017, dựa trên tình hình của đại dịch COVID-19, Deutsche Welle đưa tin.

Theo CNBC, dù khó đoán được kết quả chính xác nhưng có một điều chắc chắn là chính phủ tiếp theo sẽ là một liên minh, khi không một đảng nào được dự báo sẽ giành được đủ ghế để tự mình cầm quyền. Các nhà phân tích đã dành nhiều tháng để suy đoán về hình thức mà một chính phủ liên minh có thể thực hiện, và dự báo các cuộc đàm phán của liên minh có thể sẽ mất vài tuần và thậm chí là vài tháng. Cho đến khi chính phủ mới được thành lập, bà Merkel sẽ vẫn tại vị trong vai trò Thủ tướng tạm quyền.

Nền kinh tế

Đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, bất kỳ ai nắm quyền lãnh đạo cũng sẽ  phải đối mặt với những thách thức phía trước, ông Mark Cus Babic, nhà phân tích nghiên cứu vĩ mô của Barclays cho biết.

Theo quan điểm của ông, “một sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ đang được tiến hành và triển vọng ngắn hạn vẫn vững chắc, bất kể kết quả bầu cử như thế nào”. Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn nguồn cung sẽ là những rủi ro chính, cùng với một số thách thức vẫn tồn tại. Triển vọng trung hạn sẽ phụ thuộc vào cách chính phủ mới giải quyết vấn đề.

Ông Babic cũng cho rằng Đức sẽ phải đối mặt với những thách thức chính như thực hiện và chi trả cho quá trình chuyển đổi xanh, nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số, dân số già nhanh, tăng trưởng năng suất chậm chạp và phụ thuộc vào xuất khẩu.

Đức liệu có còn là động lực tăng trưởng của châu Âu hay không sẽ phụ thuộc vào các chính sách kinh tế mà chính phủ Đức kế nhiệm đưa ra để vượt qua những thách thức quan trọng này. “Sự không chắc chắn về kết quả của các cuộc bầu cử là rất cao, với các cuộc thăm dò cho thấy chính phủ mới của Đức có thể sẽ là một liên minh ba bên mà chương trình chính sách kinh tế sẽ được xác định trong các cuộc đàm phán liên minh, có thể sẽ bắt đầu cho thấy kết quả vào năm 2023”, ông Cus Babic nhận định.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Return to top