Hình ảnh một sự kiện âm nhạc được tổ chức ở Đức. Ảnh minh họa: BBC/ Báo Khánh Hòa
Khoảng 1.500 người hầu hết đều là người trẻ, khỏe và không thuộc bất kỳ nhóm có nguy cơ cao nào đã đăng ký tham gia nghiên cứu. Tuy thực tế chỉ khoảng 1/3 người đến tham gia, nhưng các nhà nghiên cứu rất hài lòng với kết quả này.
Mỗi buổi hòa nhạc đều có điều kiện y tế khác nhau: Buổi hòa nhạc thứ nhất hoàn toàn giống với các sự kiện âm nhạc thông thường trước đại dịch, không có bất kỳ biện pháp phòng chống nào; buổi hòa nhạc thứ hai người xem sẽ thực hiện biện pháp phòng chống tốt hơn; trong khi buổi hòa nhạc thứ ba sẽ giảm số lượng người tham dự, người xem đảm bảo giãn cách 1,5m.
Tại đây, các nhà nghiên cứu phân phát thiết bị theo dõi điện tử để ghi lại chuyển động của người tham gia nghiên cứu trong buổi hòa nhạc, cùng lúc cũng sẽ theo dõi đường đi của virus khi người xem trao đổi, nói chuyện trong suốt sự kiện. Chất khử khuẩn huỳnh quang cũng được sử dụng để xác định những bề mặt mà khán giả đụng tới nhiều nhất. Sự tham gia biểu diễn của ca sĩ Tim Bendzko sẽ tạo nên phản ứng chân thực nhất .
Dữ liệu thu thập được sẽ đưa vào một mô hình toán học. Mô hình này sẽ giúp các nhà khoa học đánh giá nguy cơ lây lan của virus trong một sự kiện đông người. Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào mùa thu này. Trong đó, mục đích chính của bài nghiên cứu là xác định liệu các buổi hòa nhạc và những sự kiện lớn có thể tiếp tục diễn ra, nhưng vẫn có thể đảm bảo tránh nguy cơ lây nhiễm cao hay không.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Dw & ABC.net)