Thế giới

EU, Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới

ClockThứ Năm, 29/08/2024 09:42
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc vừa khởi động cuộc thảo luận đầu tiên trong khuôn khổ Cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới mới nhằm thúc đẩy hợp tác chuyển giao dữ liệu phi cá nhân giữa hai bên.

Năng lượng gió và mặt trời lần đầu tiên vượt năng lượng hóa thạch trong sản lượng điện của EU3/4 lượng điện của EU trong năm 2024 được tạo ra từ các nguồn không phát thải CO2Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và cờ Liên minh châu Âu (EU) tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc tại Brussels, Bỉ ngày 29/6/2015. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN 

Cơ chế này được hình thành dựa trên thỏa thuận chính trị năm 2023 giữa lãnh đạo cấp cao hai bên. Mục tiêu là tìm ra cách thức thuận lợi để chuyển dữ liệu phi cá nhân xuyên biên giới, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp châu Âu và tuân thủ luật dữ liệu của Trung Quốc.

Tại cuộc họp, EU nhấn mạnh việc giải quyết những quan ngại của doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc liên quan đến luồng dữ liệu phi cá nhân xuyên biên giới. Đây là cấu trúc hợp tác đầu tiên thuộc loại này giữa hai bên, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo đảm sự thông suốt của các luồng dữ liệu cần thiết cho hoạt động thương mại. 

Dữ liệu xuyên biên giới đóng vai trò chủ yếu trong nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, dược phẩm, ô tô và công nghệ thông tin - truyền thông. Đây là yếu tố then chốt cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc chuyển dữ liệu, đặc biệt sau khi luật về các biện pháp đánh giá an ninh chuyển giao dữ liệu được ban hành năm 2022. Các yêu cầu bảo mật áp dụng cho việc chuyển "dữ liệu quan trọng" đã tạo ra những thách thức lớn, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư châu Âu vào thị trường Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ diễn ra ở cấp độ chuyên gia và kỹ thuật, trước khi đánh giá tiến độ ở cấp độ chính trị trong tương lai.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top