Thế giới

EVFTA sắp có hiệu lực, châu Âu thúc giục Việt Nam nối lại các chuyến bay quốc tế

ClockThứ Tư, 24/06/2020 16:31
TTH.VN - Châu Âu vừa gia nhập nhóm các nền kinh tế kêu gọi Việt Nam nối lại các chuyến bay quốc tế, vì đại dịch COVID-19 dường như đã được đẩy lùi ở đây và Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho những doanh nghiệp muốn đa dạng chuỗi cung ứng.

Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-Anh được hưởng lợi từ EVFTAGiới doanh nghiệp EU hy vọng EVFTA sớm được phê chuẩnCơ hội để phát triển

Nhiều nước kêu gọi Việt Nam sớm nối lại các chuyến bay quốc tế. Ảnh minh hoạ: VNA

Cuối tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam cấp phép cho các chuyến bay và cấp thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam chỉ cho phép người nước ngoài rời khỏi đất nước và cho phép máy bay thương mại đến đón khách trở về châu Âu. Tuy nhiên, các chuyến bay tiêu chuẩn từ châu Âu đến Việt Nam dự kiến ​​sẽ không khởi động lại trước năm 2021.

Ngày 8/6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai ký kết hiệp định này với khối châu Âu sau Singapore. Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8 tới. Ông Giorgio Aliberti - Đại sứ EU tại Việt Nam cho rằng, với EVFTA, giờ đây các công ty EU sẽ coi Việt Nam như một mục tiêu đầu tư thậm chí còn hấp dẫn hơn trước.

Hiệp định EVFTA được thông qua trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa chấm dứt. Một khi hiệp định này có hiệu lực, 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế, và ngược lại, 65% các lô hàng từ EU vào Việt Nam cũng được bỏ thuế quan. Theo hiệp định, Việt Nam sẽ loại bỏ tới 99% mức thuế còn lại trong vòng 10 năm; EU cũng sẽ có động thái tương tự trong vòng 7 năm tới.

Theo Đại sứ Aliberti, đại dịch COVID-19 và một số yếu tố khác đang khiến nhiều doanh nghiệp cho rằng không nên tập trung quá nhiều vào Trung Quốc mà phải đa dạng hóa. “Tôi nghĩ đó là một thách thức đối với Việt Nam nhưng cũng là cơ hội để nước này tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Aliberti nhận định.

Tuy nhiên, tất cả các tuyến đường hàng không kết nối Việt Nam với các quốc gia EU đã ngừng hoạt động từ ngày 1/4 do đại dịch COVID-19, gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Âu.

Trong khi đó, Chủ tịch EuroCham cho rằng, với việc EVFTA được ký kết, Việt Nam đang đóng vai trò là “cửa ngõ” vào Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu. Theo ông, “Việt Nam sẽ là một quốc gia quan trọng bậc nhất trong ASEAN… Đến năm 2030, 2040, Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột của ASEAN, và ASEAN sẽ là trụ cột của châu Á”. Do đó, nếu muốn thúc đẩy kinh doanh, Việt Nam cần mở đường biên giới ở một mức nào đó để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh quay trở lại.

Thực tế, nhu cầu từ các công ty có trụ sở tại EU đã thúc đẩy Việt Nam và EU bắt đầu các cuộc đàm phán về việc nối lại các đường bay đến các thành phố châu Âu như Paris, London và Frankfurt, nhưng các cuộc đàm phán vẫn ở giai đoạn đầu khi EU vẫn đang tiếp tục cuộc chiến chống lại đại dịch.

Ngược lại, Việt Nam là một trong những nước phục hồi nhanh nhất từ đại dịch. Tính đến ngày 23/6, Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng trong 68 ngày liên tục, và không có trường hợp nào tử vong vì COVID-19.

Theo Nikkei, quốc gia này đã trở thành điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất cho các chuyến bay quốc tế ở châu Á khi các nền kinh tế bắt đầu khôi phục sau đại dịch. Các doanh nghiệp trong khu vực cũng đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Ngoài EU, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Australia cũng kêu gọi Việt Nam nối lại các chuyến bay, nhằm mở đường cho việc mở rộng dần các hoạt động thương mại và du lịch.

Được biết, chính quyền và các hãng hàng không Việt Nam đang tiến gần đến việc nối lại các chuyến bay với Seoul, Quảng Châu, Đài Loan, Lào và Tokyo sau một loạt các cuộc đàm phán song phương. Các chuyến bay giữa Việt Nam và Singapore cũng dự kiến ​​sẽ sớm hoạt động trở lại.

 BẢO NGHI (Lược dịch từ Nikkei Asian Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Return to top