Thế giới

G7 cân nhắc áp giá trần dầu mỏ nhập khẩu từ Nga ở mức 65 - 70 USD/thùng

ClockThứ Năm, 24/11/2022 10:08
Ngày 23/11, một nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang thảo luận việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu vận chuyển qua đường biển từ Nga ở mức từ 65 - 70 USD/thùng.

EU tích trữ dầu diesel của Nga trước lệnh cấmG7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

Đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU đang xem xét đề xuất của G7 nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề trên, tuy nhiên nhiều nước EU hiện vẫn đang bất đồng quan điểm. Theo nhà ngoại giao EU, các nước Ba Lan, Litva và Estonia cho rằng mức giá đề xuất từ 65 - 70 USD/thùng vẫn là quá cao và muốn giảm xuống bằng mức chi phí sản xuất, trong khi Cyprus, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá này quá thấp.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này cho biết hầu hết các nước còn lại trong EU, trong đó có Pháp và Đức - hai quốc gia thành viên G7, đều ủng hộ áp dụng mức giá trần trên nhưng quan ngại về khả năng thực thi. Chỉ có hai quốc gia Ba Lan và Hungary hoàn toàn phản đối việc áp giá trần dầu mỏ của Nga. 

Hồi tháng 9, Bộ trưởng Tài chính các nước G7 đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga và sẽ xem xét thường xuyên để điều chỉnh khi cần thiết, qua đó giúp tăng sự ổn định của thị trường. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu. Quyết định này là một phần trong các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga. 

Khoảng 70 - 85% khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu. Kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga là nhằm ngăn chặn các công ty vận tải, công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm vận chuyển dầu mỏ của Nga trên toàn cầu trừ khi mặt hàng này được bán với giá không cao hơn mức trần do G7 và các nước đồng minh đặt ra. Do các công ty vận tải và bảo hiểm hàng đầu thế giới đều có trụ sở ở các quốc gia thành viên G7, nên việc áp giá trần có thể khiến Nga khó có thể bán dầu mỏ với giá cao hơn.

Hiện dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Nga, đáp ứng khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top