Thế giới

Giới đầu tư vẫn đặt nhiều niềm tin vào bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Bảy, 19/03/2022 07:04
TTH - Theo khảo sát mới nhất vừa được công bố của Công ty Dịch vụ Bất động sản toàn cầu JLL, niềm tin của giới đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương vẫn rất mạnh mẽ, với 90% các nhà đầu tư dự kiến sẽ ​​tăng thêm vốn triển khai trong năm nay so với năm ngoái. Trước đó, JLL cho biết trong năm 2021, thị trường bất động sản thương mại tại khu vực này đã thu hút 177 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp, với khối lượng triển khai vốn bằng năm 2019 - khi đại dịch chưa diễn ra.

 Thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ chứng kiến đà tăng trong năm 2022. Ảnh: Vietnamfinance

Kết quả khảo sát của JLL cho thấy, 41% người được hỏi kỳ vọng khối lượng triển khai vốn sẽ tăng lên trong khoảng từ 178 tỷ USD - 192 tỷ USD, trong khi 9% cho biết con số này dự kiến còn cao hơn nữa.

Quy mô giao dịch cũng có thể tăng lên, với khoảng một nửa số nhà đầu tư tham gia khảo sát bày tỏ mong đợi các giao dịch trung bình sẽ có giá trị cao hơn trong năm 2022.

Các lĩnh vực mà giới đầu tư đặc biệt quan tâm là những lĩnh vực mang lại khả năng phục hồi thu nhập trong các nền kinh tế trưởng thành và ổn định. Các thị trường hàng đầu mà các nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn trong năm nay là Sydney (về bất động sản hậu cần), Nhật Bản (về bất động sản đa gia đình) và Singapore (về không gian văn phòng).

Thực tế, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực văn phòng và bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phục hồi tích cực. Thị trường văn phòng hiện là loại hình bất động sản được thanh khoản nhiều nhất khu vực, trong khi bất động sản bán lẻ được dự báo sẽ phục hồi khi chi tiêu tiêu dùng của người dân tăng trở lại.

JLL cũng cho rằng, nhờ thị trường có tính thanh khoản cao và nhu cầu mở rộng, năm 2022 sẽ chứng kiến đà tăng của hoạt động đầu tư bất động sản và khối lượng đầu tư có thể vượt mốc 200 triệu USD trong năm nay.

Về mặt thách thức, các nhà đầu tư được hỏi xác định cạnh tranh (82%), sự không chắc chắn về lãi suất (56%) và thiếu sản phẩm đầu tư (52%) là ba thách thức lớn nhất cho việc triển khai vốn trong năm nay.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần
Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%).

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030
Return to top