Thế giới

Giới trẻ ASEAN đối mặt với nỗi lo thất nghiệp tăng cao

ClockThứ Ba, 25/08/2020 15:58
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho các nền kinh tế và thị trường lao động trên toàn thế giới. Hồi tháng 4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cảnh báo rằng đại dịch sẽ đe dọa việc làm của 68 triệu lao động trên khắp châu Á nếu dịch bùng phát kéo dài đến tháng 9.

Do đại dịch, thất nghiệp tăng cao là không tránh khỏi ở ASEANASEAN-6: Gần 21 triệu người lao động có nguy cơ mất việc do đại dịch

Lao động trẻ ASEAN đối mặt với nguy cơ thất nghiệp tăng cao do đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: SGDN

Đối với những người trẻ từ 15-24 tuổi – nhóm đối tượng vốn đã phải đối mặt với thị trường lao động khó khăn ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu, đại dịch còn gây ra những tác động không cân xứng đến triển vọng việc làm của họ.

Theo một báo cáo chung của ADB và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ ảnh hưởng đến giới trẻ một cách khác nhau, tùy thuộc vào tình hình của họ trên thị trường lao động.

“Một số thanh niên sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa việc việc kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Những người khác sẽ phải đối mặt với khó khăn khi tìm việc trong một thị trường lao động đang rất hạn chế về nhu cầu. Nhiều người trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi từ công việc không thường xuyên và phi chính thức sang việc làm ổn . Và ngày càng nhiều thanh niên không có việc làm hoặc không được giáo dục hoặc đào tạo (NEET), khiến nguy cơ bị gạt khỏi thị trường lao động càng gia tăng”, ADB & ILO lưu ý.

Một cuộc khảo sát gần đây của nhóm nghiên cứu về lao động trẻ của ILO cho thấy những người trẻ tuổi có nguy cơ thất nghiệp cao hơn khoảng 3 lần so với những người từ 25 tuổi trở lên. Và phần lớn số thanh niên này bị mất việc làm là do các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc bị cho thôi việc.

Ngoài ra, những lao động trẻ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ, bán hàng, thủ công và các ngành nghề liên quan có nguy cơ mất việc cao hơn những lĩnh vực khác trong thời điểm này. Theo ILO, các biện pháp phong toả và giãn cách xã hội là nguyên nhân khiến tỷ lệ nghỉ việc tạm thời ở các ngành nghề cần tiếp xúc thường xuyên với khách hàng tăng cao.

Thực tế, đại dịch đã tàn phá sinh kế của người dân trên khắp thế giới. Nhiều báo cáo cho thấy các biện pháp phong toả để ứng phó với COVID-19 đã dẫn đến việc cắt giảm số giờ làm việc chưa từng có, ảnh hưởng đến người lao động ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, giới trẻ dường như phải đối mặt với tác động nghiêm trọng hơn những lao động thâm niêm.

Theo báo cáo chung của ADB và ILO, thanh niên có nhiều khả năng bị thôi việc hoàn toàn hơn là bị đình chỉ công việc tạm thời. Do thời gian làm việc của thanh niên ít hơn các đối tượng khác nên các doanh nghiệp có thể sẽ sa thải họ đầu tiên trong thời gian đóng cửa. Ví dụ như ở Thái Lan, tỷ lệ giảm giờ làm việc ở thanh niên là 8%, trong khi đối với lao động thâm niên là 5%.

Thất nghiệp gia tăng

Tại Malaysia, trong quý I/2020, tình trạng mất việc làm ở nước này tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống Bảo hiểm Việc làm (SOCSO) của Tổ chức An sinh Xã hội (EIS) cho biết, đại dịch đã ảnh hưởng các doanh nghiệp trong nước, khiến nhu cầu đóng bảo hiểm cho người lao động của các doanh nghiệp giảm từ 37% - 42%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này dự báo sẽ ở mức 4% trong năm nay, cao hơn cả mức thất nghiệp 3,2% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

“Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên hầu như vẫn ổn định ở mức 8%-11%. Tuy nhiên, họ là nhóm tuổi dễ bị thôi việc nhất”, theo một báo cáo của SOCSO.

Trong khi đó, Indonesia báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua khi tăng lên 9,2%, tương đương gần 13 triệu lao động sẽ thất nghiệp vào cuối năm nay. Truyền thông địa phương cho biết, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước giảm xuống còn 2,97% trong quý I/2020, các doanh nghiệp đã bắt đầu cắt giảm tuyển dụng nhân viên mới ngay từ tháng 3.

Ông Hizkia Polimpung, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bhayangkara ở Jakarta nói rằng tác động của đại dịch sẽ tồi tệ hơn đối với những người tìm việc trẻ tuổi vì họ sẽ bị giảm mức lương tối thiểu so với những người lao động có kinh nghiệm.

Ngoài ra, cũng có dự báo rằng số lượng thanh niên thất nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong năm nay. Báo cáo của ILO lưu ý rằng tình trạng mất việc làm ở thanh niên sẽ tiếp diễn trong suốt năm 2020, nghĩa là sẽ có từ 10-15 triệu thanh niên có thể sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khuyến nghị

Đại dịch COVID-19 với những tác động nghiêm trọng đến kinh tế và thị trường lao động, trong đó bao gồm của tình trạng việc làm của thanh niên, đòi hỏi phải có các biện pháp ứng phó khẩn cấp, quy mô lớn và có mục tiêu. Theo một trong những khuyến nghị của ILO, cần thiết kế các chương trình thúc đẩy thị trường lao động với các mục tiêu cụ thể.

ILO lưu ý: “Một cách tiếp cận toàn diện và có mục tiêu đối với các chương trình thúc đẩy thị trường lao động phải được xem là trung tâm của gói phục hồi và ứng phó với việc làm cho thanh niên”. Điều này bao gồm việc cung cấp các chương trình trợ cấp tiền lương cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên lập kế hoạch việc làm và hỗ trợ tìm việc, mở rộng khả năng tiếp cận của thanh niên đối với việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng, cũng như đầu tư vào các chương trình khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Return to top