Thế giới

Hai miền Triều Tiên đều sẽ hưởng lợi nếu thể chế hóa hòa bình

ClockThứ Hai, 16/08/2021 09:47
TTH.VN - Tổng thống Moon Jae-in ngày 15/8 đề xuất, Hàn Quốc và Triều Tiên nên thể chế hóa hòa bình trên Bán đảo và tạo ra một hệ thống xây dựng lòng tin kiểu Đức, hướng đến xây dựng mục tiêu dài hạn là sự thống nhất.

Hàn Quốc thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên nhằm hỗ trợ tiến trình phi hạt nhân hóaHàn Quốc thảo luận mở đường bay quốc tế qua bán đảo Triều TiênHàn Quốc, Anh ký kết hiệp định thương mại song phươngÔng Kim Jong-un tái cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều TiênHàn - Triều khôi phục hoàn toàn đường dây liên lạc quân sự phía tây

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một bài phát biểu của mình. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN/Vietnam+

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 76 năm giải phóng Bán đảo Triều Tiên (15/8/1945 – 15/8/2021), Tổng thống Moon Jae-in cho biết: “Việc thể chế hóa vững chắc hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai miền Triều Tiên”.

Theo đó, hai bên cũng có thể dỡ bỏ rào cản và tạo ra “một mô hình Bán đảo Triều Tiên”, trong đó cả Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ cùng tồn tại, đóng góp vào sự thịnh vượng của Đông Bắc Á, bất chấp tiến trình đạt được thống nhất có thể sẽ phải mất thêm một thời gian nữa mới có thành quả.

Cũng theo Tổng thống Moon: “Trên hết, những lợi thế mà Hàn Quốc có thể được hưởng sẽ là rất lớn một khi chúng ta kết nối với lục địa. Nếu chúng ta đạt được tầm nhìn về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, trí tưởng tưởng của chúng ta hoàn toàn có thể vươn xa hơn và lan rộng khắp Âu-Á. Nếu chúng ta không ngừng nỗ lực hòa giải và hợp tác, rào cản bền bỉ đó cuối cùng sẽ sụp đổ và những hi vọng mới, cũng như thịnh vượng ngoài mơ ước của chúng ta sẽ bắt đầu”.

Được biết, năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm hai miền Triều Tiên cùng gia nhập Liên Hiệp quốc.

Một lần nữa, Tổng thống Moon nhắc lại yêu cầu với Triều Tiên, với tư cách là thành viên của “Cộng đồng sự sống Đông Á” nên tham gia Sáng kiến Hợp tác Đông Bắc Á về Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm và Sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là khi hợp tác xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành.

Phát biểu của Tổng thống Moon Jae-in được đưa ra khi Triều Tiên phản đối gay gắt cuộc tập trận quân sự kết hợp diễn ra thường niên giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến quan hệ hai miền, cũng như quan hệ với Nhật Bản..., Tổng thống Moon cũng tái khẳng định cam kết sẽ vượt qua đại dịch COVID-19 thứ 4 hiện đang diễn ra ở Hàn Quốc do biến thể Delta hoành hành. Trong đó, ông thông tin, vào tháng 10 tới đây, 70% tổng dân số Hàn Quốc sẽ được tiêm chủng mũi thứ hai của vaccine phòng COVID-19, cùng lúc các mục tiêu về tỷ lệ tiêm chủng một lần nữa sẽ được nâng lên.

Theo trang Korea Herald, chính phủ Hàn Quốc đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 vào tháng 2 với mục đích tiêm ít nhất một mũi đầu tiên cho 36 triệu người, tương đương với 70% dân số Hàn Quốc vào tháng 9. Với những nỗ lực của mình, Tổng thống Moon tin tưởng Hàn Quốc sẽ trở thành một trung tâm vaccine, đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp chủ chốt là chất bán dẫn và pin. Ngoài ra cũng hoàn thành trách nhiệm của Hàn Quốc trong công cuộc giải quyết biến đổi khí hậu.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top