Thế giới

Hàn Quốc: Hơn 1/5 người trẻ đang gánh khoản nợ khổng lồ

ClockThứ Ba, 28/02/2023 19:44
TTH.VN - Tờ Korea Herald dẫn dữ liệu ngày 27/2 cho biết hơn 1/5 người trẻ ở Hàn Quốc đang phải gánh khoản nợ khổng lồ khi đối mặt với chi phí nhà ở và chi phí sinh hoạt tăng vọt.

Hàn Quốc phát hành tiền mới để người dân đổi tiền lì xì

leftcenterrightdel
 

Nhiều thanh niên trẻ ở Hàn Quốc đang đối mặt với khoản nợ khổng lồ do chi phí nhà ở và chi phí sinh hoạt tăng cao. Ảnh: Reuters/Dantri

Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc, hơn 21% chủ hộ gia đình trong độ tuổi từ 19 đến 39 đang chứng kiến tỷ lệ nợ trên thu nhập của họ vượt quá 300% trong năm 2021, nghĩa là mức nợ của họ cao gấp 3 lần thu nhập có thể kiếm được của mỗi người. Con số này cũng cho thấy lượng thanh niên có tỷ lệ nợ trên 300% đã tăng đều đặn kể từ năm 2012, thời điểm mà tỷ lệ này ở mức khoảng 8,4% so với hơn 21% hiện nay.

Dữ liệu chỉ ra rằng các hộ gia đình có hai người, những người đang nuôi con nhỏ và những cư dân ở Seoul có mức thu nhập thấp là những nhóm có nhiều khả năng mắc nợ cao hơn.

Cũng theo nghiên cứu của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc, hơn 1/4 các chủ hộ trẻ tuổi đang sử dụng hơn 30% thu nhập của họ để trả nợ. Tỷ lệ này đã tăng mạnh trong 9 năm qua so với mức 15,7% vào năm 2012.

Theo đó, điều này có thể khiến những người trẻ tuổi vay tiền để mua nhà hoặc các tài sản tài chính (như cổ phiếu hoặc tiền điện tử) bị thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

“Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ gây ra sự sụt giảm giá trị nắm giữ tài sản hoặc tăng nợ. Điều này có thể khiến thế hệ trẻ đối mặt với các mối đe dọa bị gạt ra ngoài lề xã hội, đe dọa tạo ra một “thùng thuốc súng” kinh tế và phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi kinh tế”, ông Kwak Yoon-kyung - nhà nghiên cứu của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc cảnh báo.

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoản nợ tồn đọng trung bình hàng năm của những thanh niên này đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian được phân tích, từ 34 triệu won (25.800 USD) vào năm 2012 lên 84,5 triệu won vào năm 2021.

Đối với thế hệ trẻ, chi phí sinh hoạt cao hơn được cho là một trong những “thủ phạm” đằng sau tỷ lệ sinh thấp của Hàn Quốc. Trong nhiều trường hợp, những người trẻ phải vay tiền để trang trải chi phí nhà ở hoặc chi phí sinh hoạt, hoặc đầu tư vào các tài sản rủi ro nhằm tìm kiếm một khoản tài chính đủ lớn để mua nhà.

Hàn Quốc được dự đoán sẽ có 20% dân số từ 65 tuổi trở lên vào năm 2025. Đồng thời, tỷ lệ sinh đang giảm mạnh, phá vỡ kỷ lục của chính nước này về tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới với chỉ 0,78 vào năm 2022, tức trung bình mỗi phụ nữ tại Hàn Quốc chỉ sinh 0,78 đứa trẻ trong cuộc đời mình.

Được biết, Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đề nghị xóa nợ cho những người từ 34 tuổi trở xuống kể từ năm 2022 thông qua một chương trình xóa nợ có tên là Dịch vụ tư vấn và phục hồi tín dụng. Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính, giới hạn độ tuổi đối với những người đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ bị bãi bỏ vào tháng 3 tới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Korea Herald)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Return to top