Thế giới

Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Tuyên bố Chủ tịch và 2 nghị quyết

ClockThứ Tư, 29/07/2020 09:13
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 28/7 đã nhất trí thông qua tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel.

Hội đồng Bảo an lần đầu tiên họp trực tiếp trở lại kể từ tháng 3/2020Việt Nam mong muốn UNRCCA tiếp tục hỗ trợ các nước Trung ÁHội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết về COVID-19Việt Nam khẳng định lập trường ủng hộ thỏa thuận hạt nhân 2015

Hình ảnh toàn cảnh một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an cũng thông qua 2 nghị quyết gia hạn cơ chế trừng phạt đối với Cộng hòa Trung Phi và gia hạn hoạt động của phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Síp (UNFICYP).

Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an về tình hình khu vực Tây Phi và Sahel bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tình hình an ninh và nhân đạo tại khu vực Sahel và Châu Thổ Hồ Sát ngày càng xấu đi cũng như các thách thức về an ninh mà khu vực Tây Phi đang phải đối mặt, trong đó có, khủng bố, tội phạm có tổ chức, xung đột giữa người nông dân và cộng đồng dân du mục, buôn lậu vũ khí và thuốc phiện.

Hội đồng Bảo an nhắc lại sự ủng hộ đối với lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Nghị quyết 2532 (2020) đề nghị ngừng các hành động thù địch tại tất cả các nơi có trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an.

Tuyên bố hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của Văn phòng Liên hợp quốc về Tây Phi và Sahel, Liên minh Châu Phi, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và các quốc gia thành viên khác trong ủng hộ và tăng cường hợp tác chống lại dịch COVID-19 tại khu vực.

Hội đồng bảo an cũng nhấn mạnh cần có cách tiếp cận tổng thể, giải quyết tận gốc khủng bố, bạo lực cực đoan và xử lý các vi phạm nhân quyền.

Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng gần đây tại Mali; kêu gọi các bên liên quan tại Mali ưu tiên đối thoại giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt và cân nhắc các đề xuất ngày 19/7/2020 của ECOWAS, không có các hành động gia tăng căng thẳng, đồng thời tôn trọng pháp luật.

Với Nghị quyết 2536, Hội đồng Bảo an gia hạn thêm 12 tháng cơ chế trừng phạt CH Trung Phi gồm các biện pháp như cấm vận vũ khí, cấm đi lại và phong toả tài sản, nhằm mục đích hỗ trợ duy trì hoà bình và ổn định ở Cộng hoà Trung Phi.

Với Nghị quyết 2537 gia hạn thêm 6 tháng hoạt động của UNFICYP, Hội đồng Bảo an tiếp tục kêu gọi hai cộng đồng tại Cộng hòa Síp thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề trên tinh thần các nghị quyết của Hội đồng Bảo an; một lần nữa bày tỏ ủng hộ và yêu cầu hai cộng đồng tôn trọng các hoạt động của phái bộ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Síp (UNFICYP) vốn có nhiệm vụ ngăn ngừa các vi phạm ngừng bắn và góp phần duy trì, khôi phục luật pháp và trật tự tại Cộng hòa Síp.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Return to top