Thế giới

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

ClockThứ Bảy, 18/02/2023 18:38
TTH.VN - Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 khai mạc sáng nayTổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 năm 2022 tại ndonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị được tổ chức từ ngày 22/2 – 25/2 tại khu nghỉ dưỡng Nandi Hills gần Bengaluru là sự kiện lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ, trước khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 sẽ diễn ra trong 2 ngày 1/3 - 2/3 tại thủ đô New Delhi.

Khi lãi suất đi vay toàn cầu tăng lên, Ấn Độ muốn đưa việc giảm nợ làm chương trình nghị sự hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại hội nghị tài chính tuần tới, giữa bối cảnh các nước láng giềng của nước này là Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh đều phải tìm đến sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong những tháng gần đây.

Theo tin từ Reuters, Ấn Độ đang soạn thảo một đề xuất cho các nước G20 để hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kinh tế từ đại dịch và xung đột Ukraine, đề nghị những chủ nợ lớn – trong đó có Trung Quốc, cắt giảm các khoản nợ.

New Delhi cũng ủng hộ việc IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Mỹ thúc đẩy việc mở rộng Khuôn khổ chung về xử lý nợ (CF) - một sáng kiến của G20 được đưa ra vào năm 2020 để giúp các nước nghèo hoãn thanh toán nợ, để từ đó có thể bao gồm cả các nước có thu nhập trung bình.

Trong một tuyên bố trước hội nghị, Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở rộng CF “cho các quốc gia có thu nhập trung bình đang đối mặt với các khoản nợ dễ bị tổn thương”.

Hồi tháng 12/2022, Ngân hàng Thế giới cho biết các quốc gia nghèo nhất thế giới có số lãi vay hằng năm phải trả cho các chủ nợ song phương là 62 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn tới nguy cơ vỡ nợ cao hơn. Theo Reuters, 2/3 số nợ này là nợ Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất thế giới.

Một ưu tiên khác của Ấn Độ là thống nhất các quy tắc toàn cầu về tiền điện tử. Thống đốc Ngân hàng trung ương Ấn Độ hồi năm ngoái khẳng định tiền điện tử là “mối đe dọa lớn” đối với sự ổn định kinh tế và tài chính; một số quan chức thậm chí còn kêu gọi lệnh cấm tiền điện tử, do đó, New Delhi hiện đang rất quan tâm đến quan điểm quốc tế về vấn đề này.

“Theo định nghĩa, các tài sản tiền điện tử là phi biên giới và cần có sự hợp tác quốc tế để ngăn chặn sự chênh lệch giá theo quy định. Vì vậy, bất kỳ luật cấm hoặc điều chỉnh nào cũng chỉ có thể có hiệu lực khi có sự đồng thuận quốc tế cao trong việc đánh giá các rủi ro và lợi ích”, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ nhấn mạnh.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân hàng trung ương G20 lần này diễn ra trong bối cảnh cần có các nỗ lực để đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt Nga không gây khó khăn cho các quốc gia như Sri Lanka, Zambia và Pakistan - những nền kinh tế vẫn đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch - trong việc tiếp cận với nguồn cung dầu mỏ và phân bón quan trọng.

Ngoài ra, New Delhi cũng chú trọng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực, với đề nghị IMF có những hướng dẫn chính sách hợp lý cho vấn đề này.

“Tình trạng thiếu lương thực, cộng với giá lương thực và giá phân bón tăng cao do tác động bởi xung đột ở Ukraine đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, ảnh hưởng không cân xứng đến những người dễ bị tổn thương nhất”, văn kiện của EU cho biết, đồng thời kêu gọi G20 tăng cường các nỗ lực để giải quyết vấn đề.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Dịch vụ tài chính Khoa Lê chuyên mở sổ tiết kiệm lùi ngày uy tín nhất hiện nay

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top