Thế giới

Hơn 1 tỷ người đối mặt với tình trạng di dời vào năm 2050

ClockThứ Tư, 09/09/2020 21:06
TTH - Tờ Reuters ngày 9/9 trích dẫn một phân tích mới về các mối đe dọa sinh thái toàn cầu cho hay, dân số tăng nhanh, thiếu khả năng tiếp cận thực phẩm và nước, gia tăng tiếp xúc với các thảm họa thiên nhiên đồng nghĩa với hơn 1 tỷ người phải đối mặt với tình trạng di dời vào năm 2050.

Trẻ em trong một trại tị nạn ở Syria. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Phân tích do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) biên soạn đã sử dụng dữ liệu từ Liên Hiệp Quốc và các nguồn khác để đánh giá 8 mối đe dọa sinh thái và dự báo những quốc gia và khu vực nào gặp rủi ro nhất. Với dự báo dân số thế giới sẽ tăng lên gần 10 tỷ người đến năm 2050, làm gia tăng sự tranh giành tài nguyên và thúc đẩy xung đột, nghiên cứu cho thấy, có thể có tới 1,2 tỷ người sống ở các khu vực dễ bị tổn thương ở châu Phi cận Sahara, Trung Á và Trung Đông buộc phải di dời vào năm 2050. Trước vào năm 2019, các yếu tố sinh thái và xung đột đã dẫn đến việc di dời của khoảng 30 triệu người.

Ông Steve Killelea, nhà sáng lập IEP nhận định: “Điều này sẽ có những tác động xã hội và chính trị to lớn, không chỉ ở các quốc gia đang phát triển, mà còn ở những quốc gia phát triển, bởi sự di dời ồ ạt sẽ dẫn đến dòng người tị nạn lớn hơn đổ xô đến các quốc gia phát triển nhất”.

Trong đó, nghiên cứu phân loại các mối đe dọa thành 2 nhóm lớn: mất an ninh lương thực, khan hiếm nước và gia tăng dân số thành một nhóm; và nhóm còn lại bao gồm các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy, mực nước biển dâng cao và nhiệt độ tăng. Kết quả nghiên cứu là một phân tích đánh giá có bao nhiêu mối đe dọa mà mỗi quốc gia trong số khoảng 150 quốc gia phải đối mặt. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc, đối mặt với đe dọa lớn nhất bởi tình trạng khan hiếm nước trong những thập kỷ tới; những quốc gia khác như Pakistan, Iran, Mozambique, Kenya và Madagascar phải đối mặt với sự kết hợp của các mối đe dọa, cũng như khả năng đối phó với chúng giảm dần.

Ông Steve Killelea lưu ý thêm, thế giới hiện có ít hơn 60% nước ngọt so với 50 năm trước; trong khi đó, nhu cầu về thực phẩm được dự báo sẽ tăng 50% trong 30 năm tới.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ
Return to top