Thế giới

Hợp tác đa phương: Thuốc chữa bách bệnh, bao gồm cả COVID-19

ClockThứ Ba, 30/06/2020 19:47
TTH - Khi các đại biểu từ 50 quốc gia ký Hiến chương Liên Hiệp quốc tại Hội nghị San Francisco vào ngày 26/6/1945, cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ về sự cần thiết và ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới thông qua chủ nghĩa đa phương, một nguyên tắc quan trọng được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Mỹ, Nhật Bản đồng loạt ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp caoAustralia dành hơn 30 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thôngToàn cầu khó có thể phong tỏa nền kinh tế lần thứ hai

Hợp tác đa phương là cần thiết để các nước đối phó với mọi thách thức. Ảnh minh họa: Chính phủ Nhật Bản/ VOV

Kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa đa phương đã trở thành nền tảng của trật tự quốc tế sau chiến tranh. Cùng lúc, hợp tác toàn cầu trong khuôn khổ Liên Hiệp quốc cũng ngày càng nổi lên như một công cụ trong việc cung cấp các nguồn cứu trợ thiên tai, ứng phó với sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm, xóa đói giảm nghèo, xoa dịu căng thẳng, xung đột khu vực và thúc đẩy phát triển bền vững khắp thế giới.

Đến thời điểm hiện tại, đã 75 năm kể từ khi ký Hiến chương Liên Hiệp quốc, tinh thần đa phương và hợp tác toàn cầu trở nên phù hợp hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng sức khỏe là đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trước khi đại dịch bùng phát, chủ nghĩa đa phương đã và đang bị tấn công dữ dội. Một số quốc gia đang có những hành động ngăn cản, đe dọa làm hỏng sự hợp tác toàn cầu vốn rất cần thiết cho công tác ngăn chặn đại dịch.

Khi các trường hợp nhiễm COVID-19 vượt mốc 10 triệu người, thế giới đã và đang nhận ra, hiện điều cần thiết nhất là hợp tác đa phương và đoàn kết toàn cầu.

Virus không phân biệt biên giới và sắc tộc. Do đó, sự phối hợp toàn cầu mạnh mẽ hơn chính là chìa khóa để chiếm ưu thế, đánh bại đại dịch. Trong những tháng tới, các quốc gia trên thế giới cần chung tay phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine, cũng như giúp các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn.

Cũng cần phải nhắc lại, đại dịch COVID-19 gây tổn thất rất lớn cho lĩnh vực kinh tế, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm nay. Mặc dù nhiều quốc gia đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp về tiền tệ và chính sách tài khóa, song do ảnh hưởng là quá lớn nên nền kinh tế toàn cầu vẫn cần được vực dậy nhờ sự hợp tác mạnh mẽ hơn.

Không dừng lại, ngay cả khi con người đã chiến thắng đại dịch, chủ nghĩa đa phương vẫn sẽ là nền tảng quan trọng bởi cộng đồng quốc tế phải đối đầu với những thách thức an ninh phi truyền thống đáng sợ khác như biến đổi khí hậu và khủng bố - những vấn đề mà không quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết.

Trang Khmer Times dẫn lời nhận định của lãnh đạo các nước, cũng như các tổ chức quốc tế nhấn mạnh, cộng đồng người chúng ta cần phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa đa phương và đoàn kết toàn cầu chính là tuyến phòng cuối cùng và kiên cố nhất cho toàn nhân loại, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng chưa từng thấy đang tiếp tục hoành hành.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top