Thế giới

HSBC: Các công ty quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng ở Đông Nam Á

ClockThứ Tư, 06/09/2023 13:47
TTH.VN - Một cuộc khảo sát vừa được công bố sáng nay (6/9) do Ngân hàng Thương mại HSBC thực hiện cho thấy các công ty quốc tế đang diện hiện tại Đông Nam Á ngày càng lạc quan và tự tin hơn về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong khu vực và đang tìm cách mở rộng quy mô thông qua mua bán và sáp nhập (M&A).

Khám phá tiềm năng ASEAN có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023Doanh nghiệp EU: ASEAN sẽ quan trọng hơn về doanh thu toàn cầuHơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN lạc quan về triển vọng kinh tế

Singapore là điểm đến hàng đầu ASEAN cho các công ty quốc tế muốn mở rộng kinh doanh tại Đông Nam Á. Ảnh: Shutterstock

Phát biểu tại một hội nghị truyền thông ngày 5/9, bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, khu vực Nam và Đông Nam Á của HSBC cho biết: Đông Nam Á rõ ràng là một cơ sở sản xuất hấp dẫn, với chuỗi cung ứng ngày càng tiên tiến và lực lượng lao động có tay nghề cao thu hút các công ty toàn cầu đầu tư vào khu vực. Và mặc dù có sự không chắc chắn trong địa chính trị và môi trường kinh tế ngày nay mà tất cả chúng ta đều biết, “Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng”, bà khẳng định.

Cụ thể, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia khảo sát kỳ vọng doanh số bán hàng trong khu vực sẽ tăng 23,2% trong 12 tháng tới, tăng từ mức 20,1% trong cuộc khảo sát năm ngoái.

Báo cáo cũng ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong các kế hoạch sáp nhập và mua lại (M&A), với 24% số doanh nghiệp được hỏi có ý định tăng đáng kể hoạt động M&A trong năm nay và 30% kỳ vọng sẽ triển khai hoạt động này vào năm 2024.

Cuộc khảo sát của HSBC Global Connections tiết lộ rằng các công ty có trụ sở tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có nhiều khả năng lên kế hoạch mua lại hơn. Khoảng 65% số doanh nghiệp được khảo sát từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong khu vực thông qua hoạt động M&A vào năm 2024, so với mức dưới 50% từ Vương quốc Anh, Pháp và Đức.

Cũng theo HSBC, những công ty đang hiện diện trong khu vực dự định tập trung phát triển tại các thị trường vốn đã quen thuộc, cụ thể là Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Singapore là điểm đến hàng đầu

Cuộc khảo sát của HSBC có sự tham gia của những người ra quyết định quan trọng từ hơn 3.500 doanh nghiệp nước ngoài, mỗi doanh nghiệp có doanh thu ít nhất 5 triệu USD/năm và đã hoạt động, hoặc đang xem xét làm việc, kinh doanh tại ít nhất một thị trường Đông Nam Á. Những doanh nghiệp này có trụ sở ở nhiều nơi, từ Trung Quốc, Ấn Độ, cho đến Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia và Trung Đông.

Kết quả cho thấy hơn 1/3 (36%) các công ty quốc tế đang hiện diện trên thị trường khu vực khẳng định sẽ ưu tiên phát triển ở Singapore trong hai năm tới.

Năm lý do hàng đầu được trích dẫn giải thích tại sao Singapore trở thành điển đến hấp dẫn hàng đầu ASEAN để các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh là lực lượng lao động lành nghề, nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ của chính phủ và môi trường pháp lý thuận lợi, cũng như dễ dàng kết nối chuỗi cung ứng. Cuộc khảo sát cho biết cơ sở hạ tầng truyền thông tiên tiến của Singapore cũng cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển hơn nữa trong khu vực.

Cụ thể, các công ty Trung Quốc cho biết họ đã bị thu hút bởi môi trường hoạt động ổn định của Singapore. Trong khi đó, các công ty từ Ấn Độ nói rằng họ bị hấp dẫn bởi môi trường điều tiết thân thiện với doanh nghiệp của Singapore.

Đối với các công ty muốn tham gia một thị trường ASEAN mới, Malaysia nổi lên như là điểm đến ưa thích với 1/4 các doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch mở rộng thị trường ở nước này trong vòng 2 năm tới.

Indonesia đứng thứ hai trong danh sách, tiếp theo là Philippines ở vị trí thứ ba.

Sức mạnh của thương mại tự do

Một trong những “con át chủ bài” lớn nhất trong tay ASEAN là nhiều quốc gia thành viên có liên quan đến các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA), với khoảng 20% các doanh nghiệp cho rằng đây là yếu tố thu hút.

7/10 các doanh nghiệp tiết lộ dự định sẽ tận dụng các lợi thế từ FTA với Liên minh châu Âu trong năm nay, tăng từ 53% vào năm 2022.

Một con số tương tự (67%) cũng sẽ khai thác các cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tăng từ 55 % vào năm ngoái.

Tương tự, 66% những doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ khai thác Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), tăng từ 53 % trong năm trước.

Nói tóm lại, nhân khẩu học ngày càng tăng của ASEAN, cộng với sự phát triển của các khung kinh tế liên khu vực và bối cảnh đổi mới khiến ASEAN trở thành “một trong những khu vực hấp dẫn nhất để kinh doanh”, bà Regina Lee - Trưởng phòng ngân hàng thương mại HSBC Singapore, nhận xét.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top