Thế giới

ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020

ClockChủ Nhật, 17/01/2021 14:54
TTH.VN - Một báo cáo mới từ cơ quan vận tải hàng không của Liên Hiệp Quốc (LHQ) xác nhận, đã có sự sụt giảm "đáng kể" trong hoạt động đi lại bằng đường hàng không quốc tế do đại dịch COVID-19, với mức giảm khoảng 60% trong năm 2020, xuống mức được ghi nhận gần nhất vào năm 2003.

Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản sẽ cắt giảm 3.500 việc làm trong 3 nămNgành hàng không toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khác

Sân bay Jorge Newbery ở Argentina trong thời gian đóng cửa do COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố báo chí, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết, chỉ 1,8 tỷ hành khách thực hiện các chuyến bay trong năm 2020, so với khoảng 4,5 tỷ hành khách vào năm 2019. Điều này đã bổ sung vào khoản lỗ tài chính đáng kinh ngạc của ngành hàng không toàn cầu ở mức khoảng 370 tỷ USD. Trong đó, các sân bay và các nhà cung cấp dịch vụ điều hướng hàng không đã tổn thất thêm lần lượt là 115 tỷ USD và 13 tỷ USD.

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan trên toàn cầu, ngành công nghiệp hàng không đã thực sự ngừng lại vào cuối tháng 3/2020. Sau khi các đợt phong toả toàn quốc diễn ra trên diện rộng; đến tháng 4, tổng số hành khách hàng không đã giảm 92% so với mức được ghi nhận trong năm 2019, giảm trung bình 98% lưu lượng quốc tế và 87% lưu lượng nội địa.

Đã có một sự phục hồi vừa phải trong thời gian du lịch mùa hè, nhưng sự phục hồi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. ICAO nhận định: “Sự phục hồi của ngành này trở nên dễ bị tổn thương hơn và biến động trở lại trong 4 tháng cuối năm 2020, cho thấy một cuộc suy thoái kép tổng thể trong năm 2020”.

Theo ICAO, hoạt động du lịch hàng không nội địa đã cho thấy khả năng phục hồi nhanh hơn và là động lực chính của bất kỳ tia sáng phục hồi nào đối với ngành hàng không; nhất là ở Trung Quốc và Nga, nơi số lượng hành khách nội địa đã trở lại mức trước khi đại dịch xảy ra. Nhìn chung, lưu lượng hành khách nội địa giảm 50% trên toàn cầu, trong khi lưu lượng hành khách quốc tế giảm 74%, tương đương khoảng 1,4 tỷ hành khách.

Sự sụt giảm này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu, do hơn 50% du khách quốc tế đã từng đến các điểm đến du lịch bằng máy bay.

ICAO cho biết, phân tích tổn thất theo từng khu vực ghi nhận mức tổn thất 120 tỷ USD ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 100 tỷ USD ở châu Âu, 88 tỷ USD ở Bắc Mỹ; tiếp theo là 26 tỷ USD, 22 tỷ USD, và 14 tỷ USD lần lượt ở Mỹ Latinh, vùng Caribê, Trung Đông, và châu Phi.

Bên cạnh đó, cơ quan vận tải hàng không của LHQ cũng cho rằng, triển vọng ngắn hạn sẽ là nhu cầu yếu kém kéo dài, rủi ro bất lợi đối với sự phục hồi du lịch hàng không toàn cầu sẽ chiếm ưu thế trong quý đầu tiên của năm 2021, và có khả năng sụt giảm thêm. ICAO không kỳ vọng bất kỳ sự cải thiện nào cho đến quý II năm 2021, mặc dù điều này vẫn sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của việc quản lý đại dịch và việc triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới.

Theo ICAO, trong một kịch bản lạc quan nhất, đến tháng 6/2021, số lượng hành khách hàng không được dự báo sẽ phục hồi trên toàn cầu 71% mức của năm 2019 (53% đối với các chuyến bay quốc tế và 84% đối với các chuyến bay nội địa). Tuy nhiên, một kịch bản bi quan hơn dự báo mức phục hồi chỉ đạt 49% (26% đối với các chuyến bay quốc tế và 66% đối với các chuyến bay nội địa).

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top