Thế giới

IMF: Các nước cần theo đuổi cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng để phục hồi kinh tế nhanh hơn

ClockThứ Ba, 12/09/2023 10:17
TTH - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva mới đây nhận xét, quá trình phục hồi toàn cầu đang diễn ra chậm và không đồng đều, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải theo đuổi các chính sách hợp lý để ổn định tài chính và cải cách cơ cấu theo định hướng tăng trưởng.

Mong muốn IMF tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển đất nướcIMF nâng dự báo và cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu Á

Cần nỗ lực nhiều hơn để đạt được một nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng và phát triển hậu tác động của đại dịch. Ảnh minh họa: Xinhua/Báo Lao động 

Cụ thể, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20, bà Kristalina Georgieva cho biết, các nước thành viên G20 phải làm gương trong việc thực hiện lời hứa cung cấp 100 tỷ USD/năm cho tài chính khí hậu, được hỗ trợ bằng cách tăng cường các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB).

Trong đó, IMF đã đảm bảo hơn 40 tỷ USD để hỗ trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương thông qua Quỹ Tín thác Khả năng Phục hồi và Bền vững (RST) để xây dựng khả năng phục hồi khí hậu.

Theo Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva, các quốc gia cũng cần huy động nguồn lực trong nước để tài trợ và quản lý quá trình chuyển đổi xanh thông qua cải cách thuế, chi tiêu công hiệu quả và tiết kiệm, thể chế tài chính mạnh và thị trường nợ địa phương sâu rộng.

Nhận thấy sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19 diễn ra chậm và không đồng đều, tất cả các nước nên theo đuổi các chính sách hợp lý để hỗ trợ ổn định kinh tế và tài chính, cũng như cải cách cơ cấu theo hướng tăng trưởng trong bối cảnh này.

Theo Tổng Giám đốc IMF, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước mới nổi và đang phát triển, nơi những cải cách như vậy có thể thúc đẩy sản lượng lên đến 8% trong 4 năm.

“Chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào hợp tác quốc tế. Điều này có nghĩa là phải nhanh chóng giải quyết các vấn đề nợ nần khi chúng phát sinh, bao gồm thông qua Khung chung của G20 và Hội nghị bàn tròn về nợ có chủ quyền toàn cầu mới”, bà Kristalina Georgieva chia sẻ.

Theo đó, để làm cho nền kinh tế toàn cầu trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn trong một thế giới dễ chịu nhiều cú sốc và dễ bị sốc, điều quan trọng là phải đạt được thỏa thuận tăng nguồn hạn ngạch của IMF trước cuối năm nay và đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho sự hỗ trợ không lãi suất của Quỹ cho các nước nghèo nhất thông qua Quý Tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo.

Để xây dựng một tương lai thịnh vượng cho toàn cầu, Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva cho rằng, thế giới cần khai thác tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số và thành tựu của Ấn Độ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI) hàng đầu…

“Vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước, bao gồm cả lĩnh vực tiền kỹ thuật số và tài sản tiền điện tử. Để đạt được mục tiêu này, G20 đã giao nhiệm vụ cho các tổ chức liên quan cải thiện quy định và giám sát tài sản tiền điện tử. IMF đang đóng góp vào các đề xuất về khung chính sách toàn diện và thúc đẩy tranh luận về việc tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương có thể tác động như thế nào đến nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu”, vị Tổng Giám đốc nhấn mạnh.

Đánh giá cao vai trò Chủ tịch G20 của Ấn Độ là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, khi cộng đồng quốc tế cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhiều mục tiêu có thể đạt được. Qua đây, bà Kristalina Georgieva cũng nhấn mạnh phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc tế để tạo ra một nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng và kiên cường hơn cho tất cả mọi người.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top