Thế giới

Indonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa bệnh viêm gan bí ẩn với COVID-19

ClockThứ Năm, 19/05/2022 09:48
Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril ngày 18/5 cho biết tất cả 14 bệnh nhân nghi mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em tại nước này không có tiền sử mắc COVID-19.

CDC Mỹ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm gan mãn tính hiếm gặpIndonesia nghi nhận thêm nhiều ca nghi nhiễm viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Ảnh minh họa: istock.com

Tại họp báo ngày 18/5, ông Syahril cho hay không có bất cứ dữ liệu nào về việc mắc COVID-19 ở các bệnh nhi nói trên. Dựa vào kết quả xét nghiệm PCR, các bệnh nhi này cũng đều âm tính với virus SARS-CoV-2.

Theo ông Syahril, cho đến nay Bộ Y tế Indonesia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh và cũng chưa có trường hợp mắc bệnh nào chính thức được xác nhận ở nước này. Hiện Indonesia và các nước trên thế giới vẫn đang chờ quyết định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Ông Syahril cho biết thêm triệu chứng nổi bật nhất của bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn này ở Indonesia là sốt (78,6% số ca), chán ăn (78,6%), nôn (71,4%), buồn nôn (64,3%), vàng da hoặc vàng mắt (70,21%).

Tính đến nay, hơn 20 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em. Hiện giới chuyên gia thế giới đang khẩn trương nghiên cứu bệnh viêm gan bí ẩn này.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Return to top